Michitsuna no Haha

Michitsuna no Haha
藤原 兼家
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
935
Nơi sinh
Nhật Bản
Mất2 tháng 6, 995
Giới tínhnữ
Quốc tịchNhật Bản
Nghề nghiệpnhà thơ, người viết nhật ký, nhà văn
Gia tộcnhà Hokke
Gia đình
Cha
Fujiwara no Tomoyasu
Hôn nhân
Fujiwara no Kaneie
Con cái
Fujiwara no Michitsuna
Lĩnh vựcthơ
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạokhông rõ
Tác phẩmKagerō Nikki

Michitsuna no Haha (Nhật: 藤原兼家 (Đằng Nguyên Kiêm Gia)? 935-995) là một nhà văn Nhật Bản sống vào Thời kỳ Heian. Tên thật của bà không được lịch sử ghi chép lại, danh pháp Michitsuna no Haha được lịch sử ghi chép tạm từ tên con trai bà là Hữu Đại tướng Fujiwara no Michitsuna (道綱 (Đạo Cương)?). Bà là con gái của Fujiwara no Tomoyasu (藤原倫寧の娘 (Đằng Nguyên, Luân Ninh)?), làm vợ thứ của Fujiwara no Kaneie (藤原 兼家 (Đằng Nguyên Kiêm Gia)?). Cháu gọi bà bằng dì là Sugawara no Takasue no Musume (con gái ông Sugawara no Takasue) cũng là một nhà văn nữ có tài, tác giả tập Sarashina Nikki ( Nhật Ký Sarashina?).

Thơ Michitsuna no Haha

Bà là tác giả của tập Kagerō Nikki ( Nhật Ký Phù Du?), một tập thơ điển hình của văn học Nhật Bản, viết về cảnh phòng không chiếu lạnh từ khi về làm vợ quan Nhiếp Chính Kaneie, người đang giữ chức Nhiếp chính. Bà có chân trong Ba mươi sáu ca tiên.

Bài thơ sau đây được đánh số 53 trong tập thơ Ogura Hyakunin Isshu do Fujiwara no Teika biên tập.

Nguyên văn: Phiên âm: Dịch thơ:[1]  Diễn ý:
嘆きつつ

ひとり寝る夜の

明くる間は

いかに久しき

ものとかは知る

Nageki tsutsu

Hitori neru yo no

Akuru ma wa

Ikani hisashiki

Mono to ka wa shiru

Than dài rồi thở vắng,

Cảnh phòng không chờ sáng.

Thời gian sao mà lâu,

Chàng ơi, tình có thấu?

(ngũ ngôn)
Thở than suốt một đêm dài,

Biết chăng chờ đợi đã hoài tuổi xuân.

(lục bát)
Cảnh phòng không, than dài thở vắng,

Thấy sao mà trời lâu sáng.

Có biết cho nỗi lòng này chăng?

Chắc người đâu hiểu nhỉ!

Xuất xứ

Shūi Wakashū ( Thập Di Tập?), thơ luyến ái phần 4, bài 912.

Đề tài

Không kham nổi cảnh ngủ một mình, than thở trong đêm dài.

Bài thơ còn thấy chép ở tập Nhật ký Kagerō Nikki, trong tình huống lúc chồng bà đi lại với một người đàn bà khác nên lúc chồng đến, bà không buồn cho mở cửa và sáng ra, tặng cho ông bài thơ này. Hai câu cuối cùng Ikani hisashiki / Mono to ka wa shiru có ngữ điệu rất mạnh như một lời phản đối và trách móc.

Trong chế độ đa thê, người đàn ông theo tục toikon (問い婚?) hay kayoikon (通い婚?), lâu lâu mới đến thăm vợ một lần nên cũng dễ thông cảm cho mối hận lòng của bà. Tương truyền Fujiwara no Kaneie có thơ đáp lại, tỏ ra hiểu nỗi khổ tâm của vợ nhưng vị đại thần này không quên than cảnh mình bị bỏ đứng ngoài cửa.

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Nam Trân. “Thơ Michitsuna no Haha”. Chim Việt Cành Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.

Đường dẫn ngoài