Mai Phước Liệu


Mai Phước Liệu
Chân dung Đại tá Mai Phước Liệu khi còn trẻ
Tên khai sinhNguyễn Hồng Minh
Sinh1950
Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam
Mất (71 tuổi)
Thanh Khê Đông, Thanh Khê, Đà Nẵng
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậcĐại tá
Tham chiến
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2012)
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Mai Phước Liệu (1950 – 11 tháng 9 năm 2021) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, nguyên Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Tiểu sử

Mai Phước Liệu tên thật là Nguyễn Hồng Minh, sinh năm 1950 tại xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông bắt đầu tham gia các hoạt động du kích ở địa phương từ sớm, đến năm 14 tuổi thì ông được nhiều người biết đến khi còn nhỏ tuổi nhưng đã bắn rơi được một máy bay của quân đội Hoa Kỳ.[2] Tháng 10 năm 1966, Mai Phước Liệu cùng tổ du kích thôn bắn rơi 2 máy bay trực thăng địch tại thôn La Trung và thôn Tây, diệt 20 tên Mỹ. Một tháng sau đó, ông dùng súng Garant M2 bắn cháy chiếc H134 chở quân, 8 chiếc còn lại quay đầu bay thẳng, trận càn của địch bị thất bại. Chưa đầy 17 tuổi, Mai Phước Liệu đã được nhận 2 Huân chương Chiến công hạng Hai và hạng Ba, là dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.[3]

Ông từng là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 1, Huyện đội Điện Bàn khi tham gia Sự kiện Tết Mậu Thân.[4] Nhờ trận đánh chiếm quận lỵ Điện Bàn năm 1968 này mà ông được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.[5] Cuối năm 1968, Mai Phước Liệu được cùng đoàn dũng sĩ và cán bộ mang mật danh “cậu Vũ” ra Bắc học tập tại Trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi (hay Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi).[2][3] Năm 1969, ông cùng các đồng đội được xe Tổng cục Chính trị chở vào Phủ Chủ tịch thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Bác, có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Vũ Kỳ đón đoàn.[3] Đến năm 1972, khi tham gia chiến đấu trên Sông Thạch Hãn trong Trận Thành cổ Quảng Trị, ông là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48 "Thạch Hãn" thuộc Sư đoàn 320B.[6][7][8] Về sau, ông trở thành Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị Sư đoàn 325 thuộc Quân khu 5 và giam gia Chiến tranh biên giới Tây Nam.[9][10] Khoảng những năm 1990, ông là Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Đà Nẵng.[11]

Năm 2009, Mai Phước Liệu về hưu và giành thời gian cho các hoạt động xã hội như tham gia nhiều Ban liên lạc truyền thống và đóng góp cho cơ quan chức năng trong việc quy tập 23 hài cốt liệt sĩ khi đánh quận lỵ Điện Bàn.[3] Ông từng đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Từ thiện thành phố Đà Nẵng. Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông còn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Ngày 11 tháng 9 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng ở Thanh Khê, Đà Nẵng, hưởng thọ 71 tuổi.[12]

Khen thưởng

Danh hiệu

Huân huy chương

Tham khảo

  1. ^ Thanh Tùng (26 tháng 4 năm 2020). “Đà Nẵng hướng tới thành phố giàu đẹp, đáng sống”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b “Phẩm chất cao đẹp của Người là nguồn động lực để phấn đấu rèn luyện”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 24 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d Hồng Vân (22 tháng 12 năm 2021). “Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2021): Nhớ người anh hùng đất Quảng”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ a b Quốc Chính (9 tháng 8 năm 2012). “Phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 29 cá nhân”. Báo Tin tức - TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Phan Tiến Dũng (14 tháng 2 năm 2015). “Đánh chiếm quận lỵ Điện Bàn xuân năm ấy...”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Uông Thái Biểu; Thanh Tùng (29 tháng 4 năm 2015). “Thẳm xanh Thạch Hãn”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Mai Phước Liệu (11 tháng 11 năm 2013). “Những người con đất Quảng trên Thành cổ Quảng Trị”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Phúc (27 tháng 7 năm 2009). “Kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Thiêng liêng đêm tưởng niệm”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Hồng Vân (1 tháng 3 năm 2014). “Ký ức "Ba mười lăm". Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Hồng Vân (6 tháng 3 năm 2014). “Nhớ mãi bóng hình đồng đội”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Đà Nẵng (2006). Biên niên sự kiện lực lượng vũ trang Thành phố Đà Nẵng (Vietnam) : 1975-2005. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. tr. 158 & 168. OCLC 318550011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ “Đồng chí Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Mai Phước Liệu từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 13 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021.