Mỹ Hòa, Tháp Mười

Mỹ Hòa
Xã Mỹ Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
HuyệnTháp Mười
Địa lý
Tọa độ: 10°34′48″B 105°48′55″Đ / 10,58°B 105,81528°Đ / 10.58000; 105.81528
MapBản đồ xã Mỹ Hòa
Mỹ Hòa trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Hòa
Mỹ Hòa
Vị trí xã Mỹ Hòa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích38,06 km²
Dân số
Tổng cộng9.018 người
Mật độ237 người/km²
Khác
Mã hành chính30052[1]

Mỹ Hòa là một thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Địa lý

Xã Mỹ Hòa nằm ở trung tâm huyện Tháp Mười, có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên là 3.806 ha, trong đó đất trồng lúa 2.650 ha, trồng rừng 418 ha, trồng màu và vườn cây ăn trái 253 ha, nuôi trồng thủy sản 32 ha.

Dân số

Dân cư sinh sống chủ yếu dọc theo các tuyến kênh và tuyến lộ; toàn xã có 2.409 hộ có 9.018 người thường trú tại địa phương, có 3.717 người nằm trong độ tuổi lao động; chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 89,3% số còn lại chủ yếu là mua bán lẻ.

Hành chính

Xã Mỹ Hòa được chia thành 5 ấp: 1, 2, 3, 4, 5.

Lịch sử

Xã Mỹ Hòa được thành lập trước năm 1975 cho đến năm 1984 tách ra thêm xã Tân Kiều.

Quyết định số 4-CP[2] ngày 05 tháng 01 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ, chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười, xã Mỹ Hoà thuộc huyện Tháp Mười.

Quyết định số 36-HĐBT[3] ngày 06 tháng 03 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng, giải thể 4 xã Mỹ Hoà, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ để thành lập 6 xã và một thị trấn mới là xã Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và thị trấn Mỹ An.

Xã hội

Giáo dục

Xã có 4 trường học:

  • Trường MG Mỹ Hòa
  • Trường TH Mỹ Hòa
  • Trường TH Mỹ Hòa 2
  • Trường THCS Mỹ Hòa.

Y tế

Xã có một trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009.

Văn hóa - du lịch

Di tích - Danh thắng

Đây là xã cửa ngõ của khu di tích Gò Tháp thờ hai vị anh hùng dân tộc Việt Nam là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều.

Giao thông

Xã có tỉnh lộ nhựa DT 845 đi qua theo chiều Bắc Nam với chiểu dài khoảng 8 km. Các tuyến đường liên tổng chiều dài trên 35 km. Trong đó các tuyến đường chính có dân cự được bê tông hóa theo 19 tiêu chí nông thôn mới, chiều rộng mặt đường 2,4m. Tổng số đường bê tông khoàng 11 km, còn lại đều được rải đá.

Chú thích

Tham khảo