Mặt nạ chống hơi độc

Mặt nạ khí của Nga ПМК-2 (ГП-7ВМт)
Mặt nạ khí Ba Lan, sử dụng trong thập niên 1970 và 1980

Mặt nạ chống hơi độc hay mặt nạ phòng độc là loại mặt nạ được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi hít phải các khí độc hại trong không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường. Mặt nạ tạo một tấm phủ kín lên mũi và miệng, cũng như có thể che mắt và các mô mềm dễ bị tổn thương khác của khuôn mặt. Người sử dụng của mặt nạ chống hơi độc không được bảo vệ từ khí mà da có thể hấp thụ. Hầu hết các bộ lọc mặt nạ khí sẽ kéo dài khoảng 24 giờ trong một tình trạng NBC (chất hóa sinh học hạt nhân)[1].

Các chất độc hại trong không khí có thể khí (ví dụ mù tạt lưu huỳnh, khí độc sinh ra sau các đám cháy và khí clo được sử dụng trong Thế chiến I) hoặc các hạt (như nhiều tác nhân sinh học phát triển cho các loại vũ khí như vi khuẩn, virus và các chất độc). Nhiều mặt nạ phòng khí độc bao gồm bảo vệ từ cả hai loại. Mặt nạ phòng khí độc được sử dụng trong xây dựng để bảo vệ chống khói hàn, trong giải cấu trúc để bảo vệ chống lại amiăng hoặc các hạt độc hại khác, và trong công nghiệp hóa chất khi xử lý vật liệu nguy hiểm, như trong việc sửa chữa rò rỉ thiết bị hay dọn dẹp sau sự cố tràn; công nhân thường được phát hành mặt nạ phòng khí để đề phòng bị rò rỉ.[2][3]

Cấu tạo và hoạt động

Phin lọc của mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính và than hoạt tính còn dùng để lọc nước, dùng được với than gỗ.

Để tăng hiệu quả lọc khí người ta tẩm thêm vào than hoạt tính dung dịch chứa Crom, Đồng, Bạc… và một số chất xúc tác khác trong bộ lọc để có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất độc hại, biến nó thành vô hại trước khi vào cơ thể người. Than hoạt tính được sử dụng trong phin lọc là loại than hoàn toàn khác so với than hoạt tính bình thường.

Than hoạt tính được hình thành khi ta cho than gỗ vào hấp nóng trong nước, dưới điều kiện tách biệt hẳn với không khí sau đó tăng nhiệt, khử các chất dầu nổi trên bề mặt từ các khe hở của than, nhà sản xuất đã sử dụng biện pháp ngâm than hoạt tính và dung dịch chứa crom, đồng, bạc để lớp ngoài của than hoạt tính chứa một lớp nhỏ gồm các chất đã được oxy hóa. Khi gặp than hoạt tính hơi độc sẽ bị hấp phụ, dưới tác dụng của các chất đã oxy hóa sẽ sinh phản ứng oxy hóa và chất độc sẽ thành không độc.[4]

Than gỗ hấp nóng trong nước, tăng dần nhiệt độ, khử dầu bề mặt khe hở của than làm cho kẻ than thông suốt, diện tích bề mặt tiếp xúc hóa chất lớn hơn. Than gỗ, sau khi được gia công tách biệt không khí, được gọi là than hoạt tính.

Mặt nạ và vụ cháy ở công ty Rạng Đông Hà Nội

Tại quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội ngày 28/8/2019 đã xảy ra vụ cháy ở Công ty CP Rạng Đông tại cơ sở số 87-89 phố Hạ Đình, nơi sản xuất và lưu kho các loại đèn tuýp, cao áp, compact,... có sử dụng thủy ngân. Các cơ quan chức năng đến lấy mẫu nghiên cứu, thì một số người trong đó đã đeo mặt nạ phòng độc, trong khi số khác thì không. Sự việc được chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung coi là "đeo mặt nạ phòng độc khi người khác đeo khẩu trang là phản cảm".[5]

Cái mặt nạ phòng độc, cùng với công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau đó rằng "đã đấu tranh làm rõ việc công ty Rạng Đông sử dụng thủy ngân lỏng cho sản xuất" và cung cấp con số giật mình là khoảng 15,1 đến 27,2 kg thủy ngân đã bị đám cháy làm phát tán ra môi trường, và ô nhiễm thủy ngân vượt ngưỡng tới 30 lần [6]. Sự kiện đã làm bùng lên cơn sốt "sợ nhiễm độc thủy ngân" ở quanh công ty, coi vụ cháy là "sự cố môi trường", và ồn ào tranh cãi về trách nhiệm của công ty Rạng Đông [7], mặc dù trong 60 năm qua việc sử dụng thủy ngân vẫn diễn ra bình thường và không ghi nhận sự cố nào xảy ra đối với xung quanh hoặc với người trực tiếp làm việc trong dây chuyền sản xuất. Nó được coi là "Thiếu hiểu biết chuyên môn, gây nhiễu loạn thông tin nên làm người dân lo sợ".[8]

Cơn sốt sợ nhiễm độc thủy ngân dẫn đến thành phố quyết định di dời nhà máy Rạng Đông ra khỏi nội thành Hà Nội[9]. Nó đáp ứng những đề xuất trước đây về việc Nhà máy Rạng Đông từng xin di dời để lấy đất xây chung cư, một mỏ vàng cần thủy ngân để chiết tách[10][11]

Đào tạo, công thái học

Không khí thở ra lấp đầy khoảng trống trong mặt nạ và không khí này chứa cacbon dioxide. Khi hít vào, không khí này đi vào phổi[12][13]. Nồng độ carbon dioxide trong không khí hít vào có thể vượt quá mức tối đa cho phép, nó có thể hơn 4%(Được phép: 0,5% trong vòng 8 giờ và 1,4% trong vòng 15 phút[14]). Vì lý do này, người lao động phải đau đầu[15]. Khẩu trang có thể gây viêm da[16].

Tham khảo

  1. ^ Jaime Lara et Mireille Vennes (2013). Guide pratique de protection respiratoire (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Québec, Canada: Commission de la santé et de la sécurité du travail du Québec. tr. 60. ISBN 2-550-40403-3. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Burns, Judith (ngày 13 tháng 5 năm 2014). “Ban wartime gas masks, schools told”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Dail, David H.; Hammar, Samuel P.; Colby, Thomas V. (ngày 6 tháng 12 năm 2012). Pulmonary Pathology — Tumors. Springer Science & Business Media. ISBN 978-1-4612-2496-9.
  4. ^ Karl-Heinz Knorr: Die Roten Hefte, Heft 15 – Atemschutz. 14. Auflage. Kohlhammer, Stuttgart 2008, ISBN 978-3-17-020379-2.
  5. ^ Chủ tịch HN: Đeo mặt nạ phòng độc khi người khác đeo khẩu trang là phản cảm. Vietnamnet.vn, 05/09/2019. Truy cập 11/09/2019.
  6. ^ Rạng Đông thừa nhận 480.000 bóng đèn bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng. laodong.vn, 08/09/2019. Truy cập 11/09/2019.
  7. ^ Cần khởi tố vụ án để điều tra vụ cháy tại Công ty Rạng Đông. Người Lao động Online, 09/09/2019. Truy cập 11/09/2019.
  8. ^ Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông: Thiếu hiểu biết chuyên môn, gây nhiễu loạn thông tin nên làm người dân lo sợ. Kinh tế Đô thị, 11/09/2019. Truy cập 11/09/2019.
  9. ^ Di dời nhà máy Rạng Đông sang Bắc Ninh. Vietnamnet, 12/09/2019. Truy cập 14/09/2019.
  10. ^ Công ty Rạng Đông cháy sau 2 lần xin chuyển đổi đất không thành. Thanh Niên Online, 12/09/2019. Truy cập 14/09/2019.
  11. ^ Bất ngờ 'phát lộ': Nhà máy Rạng Đông từng xin di dời để xây chung cư. Tuoitre Online, 12/09/2019. Truy cập 14/09/2019.
  12. ^ R.J. Robergetitle=Evaluation of N95 respirator use with a surgical mask cover: effects on breathing resistance and inhaled carbon dioxide (2013). The Annals of Occupational Hygiene (bằng tiếng Anh). Oxford (UK): Oxford University Press. 57 (3): 384–398. doi:10.1093/annhyg/mes068. ISSN 0003-4878. PMID 23108786 https://academic.oup.com/annweh/article/57/3/384/230992. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  13. ^ R.J. Robergetitle=Physiological Impact of the N95 Filtering Facepiece Respirator on Healthcare Workers (2010). Respiratory Care (bằng tiếng Anh). Daedalus Enterprises. 55 (5): 569–577. ISSN 0020-1324. PMID 20420727 http://rc.rcjournal.com/content/55/5/569. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  14. ^ 9 và 27 gam trên 1 m³ Anna Popova biên tập (2018). “Số 2138. Carbon dioxide”. Tiêu chuẩn vệ sinh là nồng độ tối đa cho phép trong không khí của nơi làm việc [ГН 2.2.5.3532-18 "Предельно допустимые концентрации (ПДК) вредных веществ в воздухе рабочей зоны] (bằng tiếng Nga). Matxcova: Роспотребнадзор. tr. 170. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ E.C.H. Lim, R.C.S. Seet, K.‐H. Lee, E.P.V. Wilder‐Smith, B.Y.S. Chuah, B.K.C. Ong (2006). “Headaches and the N95 face-mask amongst healthcare providers”. Acta Neurologica Scandinavica (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. 113 (3): 199–202. doi:10.1111/j.1600-0404.2005.00560.x. ISSN 0001-6314. PMID 16441251. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Chris C. I. Foo, Anthony T. J. Goon, Yung-Hian Leow, Chee-Leok Goh (2006). “Adverse skin reactions to personal protective equipment against severe acute respiratory syndrome – a descriptive study in Singapore”. Contact Dermatitis (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. 55 (5): 291–294. doi:10.1111/j.1600-0536.2006.00953.x. ISSN 0105-1873. PMID 17026695. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài