Mạt pháp

Mạt Pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法; tiếng Nhật: Mappō 末法), trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á nhất là Tịnh độ tông, là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn hình thức. Trong giai đoạn Mạt Pháp đa số tu sĩ và tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp. Thời điểm Mạt Pháp bắt đầu được cho là 1500 năm sau khi Thích Ca nhập niết bàn. Mạt Pháp là giai đoạn tiếp sau Chính PhápTượng Pháp.

Mạt Pháp được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa, ví dụ như trong Đại Tập Kinh giải thích rằng đây là "giai đoạn của các xung đột" khi những cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ nảy sinh giữa những người tuân theo lời dạy của Phật và chân lý sẽ bị che khuất và mất đi. Trong thời đại này, Phật giáo sẽ mất đi khả năng cứu khổ cho người dân, vì những người được sinh ra trong thời Mạt pháp không có hạt giống của Phật quả gieo vào họ.[1][2]

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chương 21, Phật tiên đoán rằng một boddhisatva sẽ được sinh ra trong thời Mạt pháp với trách nhiệm quảng bá Phật giáo, giúp xóa đi bóng tối và đưa con người tới chứng ngộ.[3]

Phật giáo Nichiren tại Nhật Bản tin rằng Nichiren (1222-1282) chính là vị boddhisatva đã được Phật nhắc tới trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khi ông tuyên bố rằng bộ kinh này là phù hợp nhất cho thời Mạt pháp. Nichiren nói rằng mọi Phật tử cần quảng bá kinh này ngay cả khi bị đe dọa.[4][5][6][7][8][9][10] Bản thân Nichiren bị phản đối và bị đưa ra tòa án nhiều lần, dẫn đến việc ông bị đi đày, nhưng ông coi đó là một phần nhiệm vụ của ông trong cuộc đời và coi đây là cách để hóa giải nghiệp lực.[11]:35–36

Tham khảo

  1. ^ Abe, Nikken Shonin, 67th High Priest of Nichiren Shoshu (1994). Hesei shinpen Nichiren Daishonin Gosho. Fujinomiya City, Shizouka Prefecture, Japan: Head Temple Taiseki-ji.
  2. ^ Takakusa, Watanabe (1926). Taisho shinshi daizokyo ("Taisho Tripitaka"). Tokyo, Japan: Taisho shinshi daizokyo Kanko-Kai.
  3. ^ Abe, Nikken Shonin, 67th High Priest of Nichiren Shoshu (1998). Myōhōrengekyō Narabini Kaiketsu. Fujinomiya City, Shizuoka Prefecture, Japan: Head Temple Taiseki-ji. tr. 516.
  4. ^ Rodd, Laurel Rasplica (1995). Ian Philip, McGreal (biên tập). Great thinkers of the Eastern world: the major thinkers and the philosophical and religious classics of China, India, Japan, Korea, and the world of Islam (ấn bản thứ 1). New York: HarperCollins Publishers. tr. 327. ISBN 0062700855. OCLC 30623569.
  5. ^ Jack Arden Christensen, Nichiren: Leader of Buddhist Reformation in Japan, Jain Pub, page 48, ISBN 0875730868
  6. ^ Jacqueline Stone, "The Final Word: An Interview with Jacqueline Stone", Tricycle, Spring 2006
  7. ^ Stone, Jaqueline (2003). Nichiren, in: Buswell, Robert E. (ed.), Encyclopedia of Buddhism vol. II, New York: Macmillan Reference Lib. ISBN 0028657187, p. 594
  8. ^ Shuxian Liu, Robert Elliott Allinson, Harmony and Strife: Contemporary Perspectives, East & West, The Chinese University Press, ISBN 9622014127
  9. ^ “Nichiren Buddhism”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ Habito, Ruben L.F. (2005). “Alturism in Japanese Religions: The Case of Nichiren Buddhism”. Trong Neusner, Jacob; Chilton, Bruce (biên tập). Altruism in World Religions. Georgetown University Press. tr. 141–143. ISBN 1589012356.
  11. ^ Stone, Jacqueline I. (January–March 2014). “A votary of the Lotus Sutra will meet ordeals: The role of suffering in Nichiren's thought” (PDF). Dharma World. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.

Thư mục