Mường Mán

Mường Mán
Sinh20 tháng 5, 1947 (77 tuổi)
Phú Vang, Huế
Nghề nghiệpnhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, phóng viên chiến trường

Mường Mán (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Việt Nam.

Cuộc đời

Ông tên thật là Trần Văn Quảng, quê ở làng An Truyền (làng Chuồn) huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bút danh Mường Mán lần đầu xuất hiện với hai bài thơ ngắn là "Thiếu thời" và "Mùa hạ mới" trên tạp chí Văn năm 1965. Ý nghĩa bút danh lấy từ truyện ngắn cùng tên của Tô Thùy Yên.[1]

Năm 1987, tiểu thuyết Hồng Hạ đạt kỷ lục 35.000 cuốn, đánh dấu sự trở lại của nhà văn Mường Mán.

Dù vậy, sự nghiệp chính của ông là mảng văn xuôi bao gồm nhiều tập truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết đã được xuất bản. Mãi tới năm 1995 ông mới in tập thơ đầu tiên là Vọng.

Khi tốt nghiệp tú tài phần thứ hai, ông chọn trở thành phóng viên chiến trường ở miền Trung Việt Nam.[1]

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Mường Mán xuống Cần Thơ sống vì có anh là kĩ sư nông nghiệp, giảng dạy ở Đại học Cần Thơ. Ông xin vào làm công nhân/tạp vụ ở trường này; đồng thời làm ruộng, nhân giống các loại lúa ở nông trại Ô Môn, trước khi chuyển sang làm tại Hội Văn nghệ Cần Thơ.

Năm 1987 đánh dấu sự trở lại nghề văn của ông với tiểu thuyết Hồng Hạ được Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in bán khá chạy với số lượng 35,000 bản.

Ngoài văn và thơ, Mường Mán còn được biết đến qua công việc viết kịch bản phim. Ông từng biên kịch các phim Người trong cuộc (1987), Tiếng đờn kìm (còn có tên là Chuyện Ngã Bảy, 1997), Gió qua miền tối sáng (viết chung, 30 tập, 1995), Trăng không mùa (1998), Duyên phận (16 tập, 2003)…

Năm 1995, nhờ bạn bè giúp đỡ, ông trở lại Sài Gòn làm công việc trình bày sách cho Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam cho đến khi về hưu vào cuối năm 2007. Từ đó tới nay, ông gác bút dành thời gian chăm sóc gia đình và quản lý nhà hàng Ruốc.[2]

Ông cũng có gần 15 năm trình bày bìa và vẽ hơn 300 tranh minh họa cho sách báo, đặc biệt là tập san Áo Trắng.[3]

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt NamHội Điện ảnh Việt Nam. Riêng cuốn tiểu thuyết Muối trăm năm được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.[1]

Ngoài ra, nhạc sĩ Anh Bằng có sáng tác ca khúc Về phổ thơ Mường Mán do Trường Vũ trình bày.

Tác phẩm

Sách

Tác phẩm Thể loại Nhà xuất bản Năm
Lá tương tư Truyện dài Nhà xuất bản Bạn Ngọc 1974
Một chút mưa thơm Truyện dài Nhà xuất bản Bạn Ngọc 1974
Hồng Hạ Tiểu thuyết Nhà xuất bản Mũi Cà Mau 1987
Thương nhớ người dưng Truyện dài Nhà xuất bản Trẻ 1988
Kiều Dũng Tiểu thuyết Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1989
Ngon hơn trái cấm Tiểu thuyết Nhà xuất bản Thuận Hóa 1989
Bâng khuâng như bướm Truyện dài Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1989
Tuần trăng mê hoặc Tiểu thuyết Nhà xuất bản Mũi Cà Mau 1990
Khóc nữa đi sớm mai Truyện dài Nhà xuất bản Tiền Giang 1990
Người đàn ông tội nghiệp của tôi Tiểu thuyết Nhà xuất bản Trẻ 1990
Mùa thu tóc rối Tiểu thuyết Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1990
Chiều vàng hoa cúc Truyện dài Nhà xuất bản Trẻ 1991
Trộm trái vườn người Tiểu thuyết Nhà xuất bản Thuận Hóa 1993
Bèo nước long đong Tiểu thuyết Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1995
Vọng Thơ Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1995
Trăng không mùa Truyện dài Nhà xuất bản Trẻ 1995
Những ràng buộc êm ái Truyện ngắn Nhà xuất bản Phụ Nữ 1995
Chuyện kể từ đồng bằng Truyện ngắn Nhà xuất bản Trẻ 1996
Người đàn ông hay cười Truyện ngắn Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM 1996
Cô bé gác mây Truyện ngắn Nhà xuất bản Đồng Nai 1997
Muối trăm năm Truyện dài Nhà xuất bản Trẻ 2000
Phố hoa phai Truyện dài Nhà xuất bản Kim Đồng 2002
Cạn chén tình Truyện ngắn Nhà xuất bản Trẻ 2003
Sáu Giang Hồ và những mảnh đời phiêu dạt khác Truyện dài Nhà xuất bản Trẻ 2005
Dịu khúc Thơ Nhà xuất bản Trẻ 2008

Kịch bản phim

Chú thích

  1. ^ a b c Vương Tâm (21 tháng 6 năm 2012). “Nhà văn Mường Mán: Độc đáo 5 trong 1”. Công An Nhân Dân. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ Nguyễn Đình (13 tháng 7 năm 2019). “Mường Mán và những nét họa vần thơ”. Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Bùi Tiểu Quyên (16 tháng 7 năm 2019). “Gặp lại nhà văn Mường Mán”. Phụ Nữ. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.