Mâm ngũ quảMâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.[1] Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.[2] Nguồn gốcTrong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu"[3] để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ.[4] Dấu tích lễ Vu-lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên). Tại Trung Quốc, Lương Vũ Đế nhà Lương theo truyền thuyết là người đầu tiên cử hành hội Vu-lan-bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó "phát triển thành tục. Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành hội này để báo đền ân Giám mục mẹ, tổ tiên".[5] Thời nhà Đường, các vua rất xem trọng lễ cúng dường Vu-lan, các triều đại sau này vẫn tiếp tục và cho đến ngày nay vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa.[6] Trình bàyDo điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt [7] hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma, phật thủ... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc. Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Ngoài các giá trị và ý nghĩa văn hóa, các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, phòng chống ung thư, đẹp da, chống lão hóa… [8][9] Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay. Đôi khi mâm ngũ quả cũng được sử dụng trong mâm quả ngày cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới, nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ. Tựu trung, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây[10]:
Ý nghĩa của mâm ngũ quảNgũNgũ (chữ Nho: 五, có nghĩa là 5), là biểu tượng chung của sự sống, như "Ngũ phúc"; đối với mâm cúng thì Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng[11]. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn ngũ quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm[12] Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.[10] Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. QuảQuả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống[13]. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên[10]: Màu sắcMàu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc),... Hình dáng, cấu tạo, hương vịThường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay. Cách đọc tênCách đọc tên theo kiểu gần âm: ví dụ: "dừa" hay "dưa" gần âm với "vừa"; đu đủ là "đủ", xoài gần âm với "xài" (tiếng Nam, có nghĩa là "dùng"), mãng cầu là "cầu", sung là "sung túc". Một mâm ngũ quả miền Nam có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung đọc thành "cầu vừa đủ xài sung" hay "cầu sung vừa đủ xài" và họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu , như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo)... và không chọn trái có vị đắng, cay. Xem thêmChú thích
Liên kết ngoài
|