Liên Bạt
Liên Bạt là một xã thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên gọiTên gốc của Liên Bạt xưa kia gọi là "Kẻ Bặt". Chữ "Bặt" theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa như "Bặt thiệp", là phong cách lịch sự, khéo léo và thông tạo trong giao tiếp. Địa chí và hành chínhXã Liên Bạt nằm ven Quốc lộ 21B, ở vị trí trung tâm huyện Ứng Hòa; phía Bắc và Tây Bắc giáp các xã Quảng Phú Cầu và Trường Thịnh; phía Đông và Đông Bắc giáp các xã Phương Tú và Phú Túc (huyện Phú Xuyên); phía Tây và phía Nam giáp thị trấn Vân Đình. Xã Liên Bạt có diện tích 7,75 km², dân số năm 2022 là 7.265 người,[2][3] mật độ dân số đạt 853 người/km². Xã Liên Bạt gồm 8 thôn là Bặt Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung, Vũ Nội, Vũ Ngoại, Lưu Khê, Lương Xá và Đình Tràng. Lịch sửTrước cách mạng tháng Tám (1945), dưới thời Pháp thuộc, các thôn Bặt Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung, Vũ Nội, Vũ Ngoại, Lưu Khê thuộc tổng Xà Cầu. Còn các thôn Lương Xá, Đình Tràng, Hoàng Xá thuộc tổng Phương Đình. Trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám, mỗi thôn là một xã, riêng ba thôn Bặt Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung hợp thành xã Liên Bạt. Đến tháng 4/1946, các thôn Vũ Nội, Vũ Ngoại, Lưu Khê hợp lại thành xã Thượng Hiền. Các thôn Lương Xá, Đình Tràng, Hoàng Xá hợp với các thôn Vân Đình, Thanh Ấm, Ngọ Xá thành xã Phương Đình. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1949, hai xã Thượng Hiền và Liên Bạt hợp nhất thành xã Mai Sơn. Đến giữa năm 1950, các thôn Lương Xá, Đình Tràng, Hoàng Xá tách khỏi xã Phương Đình, sáp nhập vào xã Mai Sơn thành xã Mai Đình. Đến năm 1973 xã Mai Đình lại đổi tên thành xã Liên Bạt. Đến năm 2003, thôn Hoàng Xá và một phần của 2 thôn Lương Xá và Đình Tràng tách khỏi Liên Bạt nhập về thị trấn Vân Đình. Từ 2003, cơ cấu hành chính của xã Liên Bạt ổn định như ngày nay. Văn hóaLiên Bạt nổi tiếng là đất học, đất khoa cử xứ Bắc Hà xưa, tinh thần hiếu học đã trở thành một truyền thống đáng tự hào của nhân dân Liên Bạt. Từ trước công nguyên, Đặng Sỹ - Châu trưởng đất Giao Châu đã đến Liên Bạt mở trường dạy chữ, giáo hóa nhân dân. Từ đó đến nay, đất Liên Bạt đã có nhiều người đỗ đạt cao mang tài trí ra giúp đời, giúp nước và được ghi vào sử sách. Tiêu biểu là cụ Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền và cụ Bùi Bằng Đoàn Di tích và lễ hộiXã Liên Bạt có Đình Ba Thôn đặt tại làng Bặt là ba thôn đầu tiên hợp thành xã Liên Bạt sau cách mạng Tháng Tám gồm Bặt Ngõ, Bặt Chùa và Bặt Trung. Dân gian quen gọi là Chùa Bặt. Theo truyền thuyết và thần phả còn lưu giữ thì từ cuối đời vua Hùng thứ 17, đất Liên Bạt đã có dân đến tụ cư và lập nên những trang ấp. Tướng Quý Minh đã chọn vùng này làm doanh trại để đánh nhau với quân Thục Phán. Trước công nguyên, có ông Đặng Sỹ là châu trưởng Giao Châu đến Liên Bạt mở trường dạy học. Sau đó, hai em của ngài là Đặng Xã và Đặng Lang đã xây dinh lũy chống giặc Hán và hóa tại bãi Cấm. Sau khi mất, các ngài được an táng tại Lăng Thánh ở phía Đông Bắc của làng và được thờ làm Thành hoàng làng. Năm 1988, Đình Ba Thôn được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia. Lê hội Đình Ba Thôn được tổ chức vào ngày Rằm tháng Ba Âm lịch với tục rước kiệu giao quan giữa 3 thôn Bặt Trung, Bặt Ngõ và Bặt Chùa. Đám rước của thôn Bặt Ngõ có kiệu bát cống với long ngai và bài vị của Đức thánh đệ nhất Đặng Sỹ. Kiệu bát cống của thôn Bặt Chùa có long ngai và bài vị của Đức thánh đệ nhị Đặng Xã. Kiệu bát cống của thôn Bặt Trung rước long ngai và bài vị của Đức thánh đệ tam Đặng Lang. Tiếp theo là kiệu rước thánh giá đặt sắc phong và hương nhang thờ thần, hai bên có hai pho tượng phỗng mô phỏng tướng giặc bị quy hàng... Riêng thôn thôn Bặt Chùa có thêm hai kiệu tư (bốn người). Mỗi người đặt một tượng tục gọi là thần đồng, cao 1,45m đi song song áp giá tả hữu kiệu bát cống rước thánh giá Đức thánh đệ nhị. Danh nhân
Nghề truyền thốngLiên Bạt có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong vùng và tên làng thường gắn với tên nghề như làng Bặt Bún (ba thôn Bặt) là nơi có nghề làm bún ngon với các loại bún trắng, bún đục, bún sợi to... Làng Bặt Rèn (các Vũ Nội, Vũ Ngoại) chuyên nghề rèn sắt.
Chú thích
Tham khảo |