Lợn Bảo LạcLợn Bảo Lạc là một giống lợn được nuôi từ lâu ở Việt Nam, thực chất một nhóm lợn nội, được đánh giá là thuần chủng, có đặc điểm, ngoại hình đa dạng, được nuôi từ lâu đời ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Trong điều kiện nuôi dưỡng lạc hậu ở vùng núi đá, lợn Bảo Lạc có tầm vóc nhỏ và khả năng sinh sản không cao. Tuy nhiên, nhóm lợn này thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tập quán và trình độ sản xuất của người dân vùng cao, chất lượng thịt thơm ngon. Có ý kiến cho rằng, đây là giống lợn có nguồn gốc từ Trung Quốc.[1] Đặc điểm ngoại hìnhCăn cứ vào màu sắc lông, da, các nhà khoa học đã phân loại lợn thành sáu nhóm như sau[1]:
Khả năng sinh trưởng và cho thịtLợn có khả năng sinh trưởng chậm, khối lượng lúc 8 tuần tuổi đạt 4,80 kg/con, nuôi thịt 12 tháng tuổi đạt 51,98 kg/con. Khả năng cho thịt tương đối cao: tỷ lệ thịt xẻ đạt 84,05%%, tỷ lệ nạc là 35,50%, tỷ lệ mỡ là 41,77%[1]. Khả năng sinh sảnSo với các giống lợn khác, lợn cái Bảo Lạc có khả năng thành thục sinh dục tương đối chậm. Lợn nái động dục lần đầu lúc 165,38 ngày tuổi khi đạt 18,03 kg/con; chu kỳ động dục là 20,10 ngày tương tự như các giống lợn khác, thời gian động dục 4,21 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 235,66 ngày tuổi, khi đạt 28,80 kg/con. Thời gian động dục trở lại sau đẻ là 95,14 ngày[1]. Khả năng sinh sản của lợn nái Bảo Lạc cũng thấp: số con sơ sinh 7,65 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,48 kg/con, số con còn sống tới cai sữa 7,03 con/ổ, khối lượng lúc 21 ngày tuổi là 15,97 kg/ổ, lúc 60 ngày tuổi là 35,30 kg/ổ. Mỗi năm, lợn đẻ 1,74 lứa[1]. Chú thích
|