Lý Ngọc Siêu

Lý Ngọc Siêu
李玉超
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 1 năm 2022 – 31 tháng 7 năm 2023
1 năm, 211 ngày
Chủ tịch Quân ủyTập Cận Bình
Tiền nhiệmChu Á Ninh
Kế nhiệmVương Hậu Bân
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 69 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 11, 1962 (62 tuổi)
Tuy, Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc
Nghề nghiệpSĩ quan Quân đội
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Quân sự
Alma materĐại học Quốc phòng Trung Quốc
Binh nghiệp
Thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Phục vụ Trung Quốc
Năm tại ngũ1980–nay
Cấp bậc Thượng tướng
Chỉ huyCăn cứ Tên lửa 53
Căn cứ Tên lửa 55
Căn cứ Tên lửa 56
Quân chủng Tên lửa Trung Quốc

Lý Ngọc Siêu (tiếng Trung giản thể: 李玉超, bính âm Hán ngữ: Lǐ Yù Chāo, sinh tháng 11 năm 1962, người Hán) là tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX. Ông từng là Tư lệnh Quân chủng Tên lửa; Tham mưu trưởng Quân chủng Tên lửa; Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 55 (63); Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 53 (64).

Lý Ngọc Siêu là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Thạc sĩ Quân sự. Ông có sự nghiệp lâu dài công tác trong các lực lượng tên lửa của Trung Quốc, từ tiền thân là Binh chủng Pháo binh 2 cho đến khi được thăng cấp thành Quân chủng Tên lửa.

Xuất thân và giáo dục

Lý Ngọc Siêu sinh tháng 11 năm 1962 tại huyện Tuy, địa cấp thị Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Tuy. Ông theo học Đại học Quốc phòng Trung Quốc, nhận bằng cử nhân, sau đó được chọn tham gia khóa cao học nghiên cứu sau đại học của các sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn đầu tiên của Đại học Quốc phòng những năm 2000, nhận bằng Thạc sĩ Quân sự.

Sự nghiệp

Các giai đoạn

Lý Ngọc Siêu nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 12 năm 1980, công tác ở lực lượng pháo binh là Binh chủng Pháo binh 2 hoạt động độc lập, tiền thân của Quân chủng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tác chiến ứng phó khẩn cấp của Binh chủng Pháo binh 2. Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Lữ đoàn Pháo binh, sau đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thanh tra, phụ trách kiểm tra thiết bị của Binh chủng Pháo binh 2. Đầu năm 2004, ông được phân công làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tên lửa hạt nhân, sau đó chuyển tiếp làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tên lửa thông thường thế hệ mới từ tháng 3 năm 2005. Năm 2008, ông nhậm chức Phó Tham mưu trưởng Căn cứ Tên lửa 56, nay là Căn cứ Tên lửa 64. Nhân dịp kỷ niệm 60 thành lập Trung Quốc (1949–2009), Binh chủng Pháo binh 2 phụ trách quản lý tên lửa, ông là phó đại đội trưởng của đại đội tên lửa tham gia diễu hành.[1]

Tháng 7 năm 2012, Lý Ngọc Siêu được điều chuyển làm Phó Hiệu trưởng Đại học Kỹ thuật Binh chủng Pháo binh 2, sau đó là Phó Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 56 từ tháng 1 năm 2013, được phong quân hàm Thiếu tướng vào tháng 7 cùng năm.[2] Đến tháng 3 năm 2015, ông nhậm chức Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 53, nay là Căn cứ Tên lửa 62,[3] sau đó là chỉ huy trưởng đội tên lửa thứ ba trong chuỗi chương trình diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng từ Chiến tranh Trung–Nhật (19452015) và chiến thắng từ Chiến tranh thế giới thứ hai, và dẫn đầu đoàn đi qua Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 9 cùng năm.[4] Ông được điều chuyển làm Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 55 từ tháng 7 năm 2016, sau đó chuyển đổi thành Tư lệnh Căn cứ Tên lửa 63 từ tháng 3 năm 2017 khi toàn bộ lực lượng tên lửa được tái cơ cấu thành Quân chủng Tên lửa.[5] Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[6][7]

Tư lệnh Quân chủng Tên lửa

Tháng 4 năm 2020, Lý Ngọc Siêu được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân chủng Tên lửa, được phong quân hàm Trung tướng vào thời điểm này. Sau đó, tháng 1 năm 2022, Quân ủy Trung ương quyết định bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Quân chủng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và ông cũng được nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thăng quân hàm Thượng tướng vào giai đoạn này.[8][9] Giai đoạn đầu năm 2022, ông được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn Quân Giải phóng và Vũ cảnh.[10][11] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[12][13][14] ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[15][16] Tháng 7 năm 2023, ông được miễn nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân chủng Tên lửa, bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân ủy Trung ương, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước điều tra về tội tham nhũng, bí mật quân sự quốc gia.[17]

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 2013 2020 2022
Quân hàm
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “二炮方队武教头:阅兵就是打仗必须分秒不差”. 新浪. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “睢县籍将军李玉超领队参加大阅兵”. 睢县网. 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ "导弹劲旅"、第二炮兵第53基地政委、司令员陆续换防”. 澎湃新闻. 3 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ “常规导弹第三方队”. 中国军网. 31 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “候补中委李玉超履新96603部队,曾两度率部参加阅兵”. 新浪. 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “中央军委举行晋升上将军衔警衔仪式 习近平颁发命令状并向晋衔的军官警官表示祝贺”. 新华网. 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 24 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “解放軍和武警部隊選舉產生出席中國共產黨第二十次全國代表大會代表”. 解放軍報. 19 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ 王珂园; 宋美琪 (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “解放军和武警部队选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ Chan, Minnie (31 tháng 7 năm 2023). “China names General Wang Houbin as new PLA Rocket Force chief after former commanders snared in corruption scandal”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2023.

Liên kết ngoài

Chức vụ quân sự
Tiền vị:
Chu Á Ninh
Tư lệnh Quân chủng Tên lửa
2022—2023
Kế vị:
Vương Hậu Bân
Tiền vị:
Lý Quân
Tham mưu trưởng Quân chủng Tên lửa
2020—2022
Kế vị:
Tôn Kim Minh