Lê Văn Công
Lê Văn Công (sinh ngày 20 tháng 6 năm 1984) là một vận động viên cử tạ người khuyết tật Việt Nam. Anh là vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới trong môn cử tạ dành cho vận động viên người khuyết tật tại Rio de Janeiro vào năm 2016.[2] Là người Việt Nam nắm giữ nhiều huy chương của giải khuyết tật nhất Việt Nam. Ngày 26/08/2021, tại Paralympic Tokyo 2020, môn cử tạ hạng cân 49 kg dành cho Nam, Lê Văn Công và Omar Qarada (VĐV Jordan) đều nâng được mức tạ 173 kg, nhưng do Lê Văn Công nặng hơn đối thủ 100gr nên chỉ nhận được huy chương bạc.[3] Sự nghiệpLê Văn Công sinh năm 1984 tại Hà Tĩnh. Công bị chứng teo chân từ nhỏ do mẹ anh trong thời gian đang mang thai anh bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Năm 2005, Lê Văn Công vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp và tham gia hoạt động tại câu lạc bộ hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Văn Công sau đó đã dần gắn bó với các môn thể thao dành cho người khuyết tật. Ban đầu anh tham gia tập luyện môn điền kinh rồi sau đó chuyển sang chơi môn cử tạ dành cho người khuyết tật tại câu lạc bộ thể thao dành cho người khuyết tật Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh[4] Sau 2 năm tập luyện, Lê Văn Công đã giành được một huy chương vàng tại hạng cân 48 kg tại ASEAN Para Games vào năm 2007 với thành tích 152,2 kg. Từ năm 2011 đến 2013, Lê Văn Công đã mất 2 năm để điều trị chấn thương. Sau khi bình phục, Lê Văn Công đã liên tục gặt hái nhiều thành công khi anh 3 lần phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng tại ASEAN Para Games, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á vào năm 2014 ở hạng cân 180 kg và 181,5 kg và tại giải vô địch châu Á năm 2015 khi tham gia thi đấu ở hạng cân 182 kg.[4] Tại Paralympic Rio Janeiro 2016 ở Brazil, Lê Văn Công xuất sắc đoạt huy chương vàng môn cử tạ hạng cân 49 kg dành cho nam, anh lập kỷ lục thế giới ở hạng cân này. Năm 2020, anh đến với Paralympic Tokyo với tư cách là đương kiêm vô địch, và người giữ kỷ lục thế giới. Lê Văn Công và Omar Qarada (người bị anh đánh bại tại Rio Janeiro 2016) đều nâng được mức tạ 173 kg, nhưng Lê Văn Công chỉ nhận được huy chương bạc, vì cơ thể của anh nặng hơn Omar Qarada 100gr. Gia đìnhLê Văn Công có vợ là chị Chu Thị Tám. Chị Tám người gốc Nghệ An vào miền Nam học tập và sinh sống năm từ năm 2006. Khi mới quen, họ đã cảm mến nhau ngay. Nhưng mối tình của anh chị ban đầu không được gia đình chị Tám ủng hộ do thấy Văn Công bị tật nguyền. Chị Tám sau đó bị gia đình ngăn cản đến với Lê Văn Công, bố mẹ chị còn bắt chị phải về quê một thời gian nhằm ngăn cách tình cảm giữa hai người. Nhưng anh chị đã cố gắng vượt qua trắc trở và ngăn cấm. Chị Tám cố gắng thuyết phục gia đình để họ đồng ý đến cho hai người đến với nhau. Vì tấm lòng chân thành, sau này ba mẹ vợ đã thương anh Công còn hơn cả vợ, như lời chị Tám kể.[5] Năm 2008, Lê Văn Công và Chu Thị Tám kết hôn. Họ có hai người con, con trai cả đang học lớp chín và con gái út học lớp ba. Năm 2014, gia đình vận động viên Lê Văn Công rời căn phòng trọ ở Thành phố Hồ Chí Minh về nhà mới ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Căn nhà mới này được mua và xây dựng bằng số tiền dành dụm của cả hai vợ chồng.[5] Lê Văn Công là một tín hữu Công giáo Rôma, anh có tên thánh là Giuse. Chuyện bên lềTháng 10/2019, Lê Văn Công cho bán đấu giá chiếc huy chương vàng mà anh đạt được tại Paralympic Rio Janeiro 2016 ở Brazil với số tiền thu về là 125 triệu VNĐ. Toàn bộ số tiền này đã được anh Công trao tặng lại cho bé Đoàn Thị Bích Hương, dùng để chữa bệnh Ung thư gan.[6] Thành tíchCác thành tích của vận động viên Lê Văn Công đã đạt được ở môn cử tạ dành cho người khuyết tật:
Đánh giá
Xem thêmTham khảo
Liên kết ngoài
|