Lê Thăng Long

Lê Thăng Long là một doanh nhân, kỹ sư, nhà hoạt động xã hội - dân chủ - nhân quyền, và nhà bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giam vào ngày 4 tháng 6 năm 2009 và bị đem ra tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công ĐịnhNguyễn Tiến Trung vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, mức án 5 năm tù, theo điều 79 Luật Hình sự với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.[1] Ông ra tù hôm 4 tháng 6 năm 2012 và tiếp tục bị quản chế 3 năm tại nhà riêng TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau khi ra tù, ngày 10 tháng 6 năm 2012, ông đã thay mặt các bạn hữu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định còn ở trong tù khởi xướng phong trào tranh đấu bảo vệ quyền con người mang tên Con đường Việt Nam (website: www.conduongvietnam.org).[2][3]

Tiểu sử

Lê Thăng Long sinh năm 1967 tại Hà Nội, quê gốc Quảng Ngãi. Năm 1985, ông học khoa Điện - Điện tử, ngành Viễn thông, tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp Đại học năm 1990.[4] Bạn học cùng khóa với ông, nhưng khác khoa là Trần Huỳnh Duy Thức, người sau này cùng với Lê Thăng Long sáng lập công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.). Cũng trong thời sinh viên, ông là Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản khoa Điện trường Đại học bách khoa TP. HCM, chủ tịch câu lạc bộ hùng biện nhà Văn hóa thanh niên TP. HCM.

Năm 1990 ông được đào tạo sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam, tốt nghiệp với quân hàm thiếu úy,[cần dẫn nguồn] rồi công tác tại Phân viện Điện tử và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương).[cần dẫn nguồn]

Từ năm 1991 đến 1994, ông làm việc tại Công ty Vận tải Vietfracht TP. HCM. Cùng thời gian này, ông học tiếp văn bằng 2 đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và khóa đào tạo về Luật thương mại quốc tế của trường đại học ngoại thương TP. HCM.[cần dẫn nguồn]

Từ năm 1994 đến 1995, ông làm việc tại công ty liên doanh du lịch và dịch vụ dầu khí OSCAN, giám đốc chi nhánh OSCAN Hà Nội.[cần dẫn nguồn]

Năm 1993, ông cùng với ông Trần Huỳnh Duy Thức sáng lập nên Công ty Tin học Duy Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[4][5] Từ năm 2001, chuyển Công ty Tin học Duy Việt thành Công ty Global EIS, ông giữ cương vị Phó tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị EIS. Ông cũng đã kiêm một số vị trí của các công ty thành viên EIS: chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Internet Một kết nối - OCI, Giám đốc trung tâm đào tạo CNTT EIS, Giám đốc công ty thương mại điện tử Tri thức Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện EIS Thailand.[cần dẫn nguồn]

Năm 2001 đến 2003, ông học và tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị công nghệ thông tin của CBAM và INNOTECH France tại Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]

Năm 2007, ông cùng các đồng sự thành lập thêm Công ty Innotech tại Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực phát triển đầu tư công nghệ, với vị trí Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc.[cần dẫn nguồn]

Hoạt động chính trị, xã hội

Năm 2005, ông cùng Trần Huỳnh Duy Thức lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, ở Việt Nam.

Trong thời gian tham gia nhóm nghiên cứu Chấn, ông đã viết ra 29 bài viết trong đó có 15 bài viết vạch ra đường lối, kế hoạch hành động, 13 tài liệu bị cáo buộc là có nội dung kích động, bộc lộ ý định lật đổ chính quyền.[6]

Năm 2007, ông tự ứng cử vào Đại biểu quốc hội tại Hà Nội và đã vượt qua tất cả các vòng loại để được vào danh sách bầu cử chính thức. Tuy nhiên, ông không trúng cử ở vòng bầu cử cuối cùng mà không biết thực sự minh bạch kết quả.[cần dẫn nguồn]

Tháng 4 năm 2009, ông cùng với hòa thượng Thích Minh Tâm (ở Úc) và Vũ Quang Thuận (ở Việt Nam) lập ra phong trào Chấn hưng nước Việt, website:chanhungnuocviet,[7] kêu gọi mọi người tham gia, xây dựng các câu lạc bộ trực thuộc như: CLB phòng chống tham nhũng chấn hưng nước Việt, CLB công an chấn hưng nước Việt, CLB quân nhân chấn hưng nước Việt, CLB nhà báo chấn hưng nước Việt, CLB luật sư chấn hưng nước Việt... Phong trào này là sự khởi đầu của phong trào "Con đường Việt Nam", bảo vệ quyền con người, mà Lê Thăng Long là một trong những người khởi xướng.

Lê Thăng Long cũng tham gia nhiều hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế. Ngay trước khi bị bắt, ông là phó ban đối ngoại Hội Dạy Nghề Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội đồng Họ Lê Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ doanh nhân Họ Lê Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nhân - trí thức Chấn hưng nước Việt,...

Ông đã tích cực tham gia đóng góp và kêu gọi cộng đồng trong và ngoài nước ủng hộ các chương trình từ thiện, nhân đạo cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, người cao tuổi, nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi và người tàn tật.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, báo chí Việt Nam cáo buộc Lê Thăng Long và Thích Minh Tâm (người cùng ông sáng lập phong trào Chấn hưng nước Việt) có liên quan đến một số hoạt động bị cho là lừa đảo.[7] Cụ thể, về phần Thích Minh Tâm, ông tên thật là Trần Thiếu Văn và bị báo chí Việt Nam cáo buộc rằng đã bị Đoàn luật sư bang New South Wales, Úc lật tẩy là luật sư "dỏm" nên đã "mạo xưng" là thầy tu Thích Minh Tâm,[7] và đánh cắp tiền từ thiện tại một buổi tiệc gây quỹ của người Việt tại Úc.[7] Lê Thăng Long và Thích Minh Tâm cũng liên quan đến dự án ma "Hải thượng y viện" và đã bị chính quyền địa phương xử phạt.[4]

Bị bắt và tuyên án

Với những hoạt động chính trị trên, ông bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào ngày 4 tháng 6 năm 2009 và cùng với các nhân vật khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung. Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra xét xử với tội danh hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, cá nhân ông bị tuyên án 5 năm tù.[8]

Dư luận

Việc chính quyền Việt Nam bắt và đưa ra tuyên án đối với ông cũng như các nhân vật trên vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, đã bị các quốc gia phương tây như Anh, Hoa KỳLiên minh châu Âu lên tiếng phản đối. Bộ ngoại giao Anh ra thông cáo và bày tỏ quan ngại Không thể cầm tù bất kì ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình, Còn đại diện của Hoa Kỳ ra thông cáo Chúng tôi cũng quan ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, các bản án đã "đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc, việc kết tội này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng đối với cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách.[9]

Ngoài ra, Tổ chức ân xá quốc tế cũng ra thông cáo với việc bắt và tuyên án này là Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù, phiên tòa rõ ràng là sự nhạo báng công lý.[9]

Câu nói

Gia đình

Phu nhân của ông hiện đang công tác tại Trường Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn] Ông có hai con: 1 gái (2003) và 1 trai (2006).

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Trần Huỳnh Duy Thức lãnh án 16 năm tù, Lê Công Định 5 năm tù Báo điện tử Người lao động
  2. ^ Ông Lê Thăng Long phản hồi các chỉ trích BBC tiếng Việt
  3. ^ Về một con người đời thường BBC tiếng Việt
  4. ^ a b c “Lê Thăng Long và dự án ma "Hải thượng y viện". Báo Công An Nhân Dân. 9 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2024"Lê Thăng Long là ai ?"Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  5. ^ "Công ty cổ phần công nghệ thông tin EIS đạt được những thành công trong bước đầu hoạt động toàn cầu hóa", Phóng sự của Đài truyền hình TPHCM
  6. ^ Xét xử ông Lê Công Định vnExpress.net
  7. ^ a b c d “Vũ Quang Thuận bị bắt vì tội chống chính quyền nhân dân”. Báo Công An Nhân Dân. 6 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù Lưu trữ 2010-01-23 tại Wayback Machine Báo điện tử Tuổi trẻ
  9. ^ a b Phản ứng về vụ xử bất đồng chính kiến BBC tiếng Việt
  10. ^ 'Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản' Đài BBC