Lê Bá Khánh Trình

Lê Bá Khánh Trình
Sinh1963 (61–62 tuổi)
Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên
Quốc tịch Việt Nam
Tư cách công dânThừa Thiên Huế
Trường lớpQuốc Học Huế
Đại học Quốc gia Moskva
Nổi tiếng vìHuy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế 1979
Quê quánPhong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAndrey Alexandrovich Gonchar

Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963, là một tiến sĩ toán người Việt Nam.[1] Ông được mọi người biết đến khi đã đoạt giải nhất với số điểm 40/40[2] đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tếLuân Đôn năm 1979. Ông cũng được mệnh danh là "cậu bé vàng của toán học Việt Nam".

Tiểu sử

Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963 tại Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên[3] (nay là Thừa Thiên Huế), trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2.[4] Năm 1979, khi đang là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế, ông được chọn để tham gia kỳ thi Olympic Toán Quốc tếLuân Đôn cùng 4 học sinh khác.[5] Ông đã đoạt giải nhất với số điểm 40/40 đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo. Tính đến nay, ông là học sinh Việt Nam duy nhất đoạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế.

Sau kỳ thi trên, ông theo học tại khoa Toán trường Đại học Quốc gia Moskva. Ông đã được Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Andrei Aleksandrovich Gonchar hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp và sau đó làm luận án tiến sĩ (Кандидат наук hay PhD). Ông có viết một số công trình toán học sau như Inverse theorems for multipoint Padé approximants,[6] On the m-th row of a table of multipoint Padé approximations...[7]

Trở về Việt Nam, ông công tác tại khoa Toán Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.[8] Tuy nhiên ông chỉ tham gia giảng dạy mà không tiếp tục các hoạt động nghiên cứu Toán học.

Hiện nay, ông phụ trách đào tạo học sinh đội tuyển toán của Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 ông là trưởng đoàn học sinh giỏi toán Việt Nam đi thi IMO 46 tại México.[9] Năm 2013, ông tiếp tục là trưởng đoàn Việt Nam tham dự Olympic toán quốc tế (IMO-International Mathematics Olympiad) lần thứ 54 từ ngày 18-28.7 tại Santa Marta (Colombia) đã giành về 6 huy chương, với 3 huy chương vàng và 3 huy chương bạc.[10][11] Và nhiều năm liên tiếp ông có đóng góp to lớn trong việc giảng dạy cho những học sinh được chọn để đi thi Olympic toán quốc tế.

Đời tư

Năm 1999, ông kết hôn cùng bà Phạm Thị Ái Trinh.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ “TS Lê Bá Khánh Trình nói về thành tích của đội IMO Việt Nam”. Vietnamnet. 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “International Mathematical Olympiad - Lê Bá Khánh Trình”. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ “TS Lê Bá Khánh Trình: Thí sinh thi Olympic Toán biết học và chơi”. ZingNews.vn. 25 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Lê Bá Khánh Trình ngày ấy, bây giờ ...”. Toán Học Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “International Mathematical Olympiad”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ Le Ba Khanh Trinh, Inverse theorems for multipoint Padé approximants. Mat. Sb. 181 (1990), no. 10, 1306–1319; translation in Math. USSR-Sb. 71 (1992), no. 1, 149–161
  7. ^ Le Ba Khanh Trinh. On the m-th row of a table of multipoint Padé approximations. Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1987, no. 3, 50–53, 111.
  8. ^ “Nhân sự khoa Toán - Tin học”. Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  9. ^ Kiều Oanh (29 tháng 6 năm 2005). “Phạm Kim Hùng chính thức có mặt trong đội tuyển”. Viet Nam Net. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  10. ^ “Sự 'bùng nổ' của Lê Bá Khánh Trình”. Thanh Niên Online. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ “Việt Nam giành 3 HCV Olympic toán quốc tế”. Thanh Niên Online. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.