Kintsugi

Sửa chữa vật bị vỡ
Đĩa gốm Nabeshima có sửa chữa nhỏ (bên trên) với thiết kế cây đường quỳ, có lớp men thứ hai phủ thêm bên ngoài, thế kỉ 18, thời kỳ Edo

Kintsugi (金継ぎ, きんつぎ, "đồ thủ công bằng vàng"), cũng được biết như Kintsukuroi (金繕い, きんつくろい, "sự sửa chữa bằng vàng"),[1] là một nghệ thuật của Nhật Bản về việc sửa chữa đồ gốm bị vỡ với chất liệu sơn mài, có phủ lên hoặc trộn thêm với bột vàng, bạc hoặc bạch kim, một phương pháp tương tự như kỹ thuật maki-e.[2][3][4] Như một triết lý, việc làm này xử lý đồ phế phẩm và sửa chữa chúng như một phần lịch sử của đồ vật, chứ không phải nhằm che giấu chỗ hỏng trên đồ vật đó.

Nguồn gốc

Đồ sơn mài là một truyền thống lâu đời ở Nhật Bản,[5][6] ở một vài khía cạnh, chúng đã có thể được kết hợp với maki-e như một sự thay thế cho các kỹ thuật sửa chữa gốm khác. Một giả thuyết cho rằng kintsugi có thể có nguồn gốc khi shogun Ashikaga Yoshimasa đã gửi một bát uống trà bị hư hỏng về Trung Quốc để sửa chữa vào cuối thế kỷ thứ 15.[7] Khi được trả lại, được sửa chữa với những cái ghim kim loại xấu xí, nó có thể đã như một lời nhắc nhở những người thợ thủ công Nhật Bản tìm kiếm một ý nghĩa thẩm mỹ hơn về việc sửa chữa. Các nhà sưu tập trở nên say mê với nghệ thuật mới, mà một số người bị cho rằng cố tình đập vỡ đồ gốm có giá trị để nó có thể được sửa chữa với các vỉa vàng của kintsugi.[2] Kintsugi bắt đầu có liên kết chặt chẽ với những bình gốm đựng nước được sử dụng trong chanoyu (trà đạo).[3] Trong khi quá trình này gắn liền với thợ thủ công Nhật Bản, kỹ thuật này được áp dụng cho những đồ gốm có xuất xứ từ nơi khác bao gồm Trung Quốc, Việt NamTriều Tiên.[8]

Triết lý

Là một triết lý, kintsugi có thể được coi là có điểm tương đồng với triết lý của Nhật Bản về wabi-sabi, một sự bao bọc các thiếu sót hoặc sự không hoàn hảo.[9] Các giá trị mỹ học Nhật Bản để ý đến bề ngoài trong việc sử dụng một đối tượng. Điều này có thể được xem như là một lý do cho việc giữ lại một đối tượng bên mình, kể cả sau khi nó bị hư hỏng và như một sự biện minh của bản thân kintsugi, làm nổi bật các vết nứt vỡ và sửa chữa một cách đơn giản như một sự kiện trong vòng đời của một đối tượng, thay vì không sử dụng chúng nữa vào thời điểm nó bị hư hại hoặc nứt vỡ.[10]

Kintsugi có thể liên quan đến triết lý của Nhật Bản về "không suy nghĩ" (無心 (vô tâm) mushin?), trong đó bao gồm các khái niệm về vô chấp, chấp nhận sự thay đổi và số phận như những khía cạnh của cuộc sống con người.[11]

Các phân loại

Có một vài phong cách hoặc thể loại chính của kintsugi:

  • Hibi (ひび? "nứt vỡ"), cách dùng bụi vàng và nhựa thông hoặc sơn mài để đính những mảnh vỡ với sự chồng lấn nhỏ hoặc bổ sung vào những miếng còn thiếu
  • Kake no kintsugi rei (欠けの金継ぎ例? "phương pháp miếng"), khi mà một mảnh gốm thay thế không có sẵn và toàn bộ những phần thêm vào đều bằng vàng hoặc hỗn hợp vàng/sơn mài
  • Yobitsugi (呼び継ぎ? "liên kết các mối nối"), khi mà một mảnh có hình dạng tương tự nhưng không khớp được sử dụng để thay thế miếng còn thiếu của một đồ đựng nước, để tạo hiệu ứng chắp nối (patchwork).[12]

Các kỹ thuật liên quan

Giỏ có hoạ tiết mặt lưới Nam Kinh, c. 1750, được vá lại với ghim bằng kim loại

Sửa chữa bằng ghim là một kỹ thuật tương tự từng được sử dụng trong việc sửa chữa đồ gốm bị hư hại,[13] tại đó những lỗ nhỏ được khoan vào cả hai mặt của bề mặt vết nứt vỡ và ghim kim loại có xu hướng giữ các miếng với nhau.[14] Phương pháp sửa chữa bằng ghim được sử dụng ở châu Âu (ở Hy Lạp cổ đại, vương quốc AnhNga trong số những nước khác) và Trung Quốc như một kỹ thuật sửa chữa cho những đồ vật đặc biệt có giá trị.[14]

Ảnh hưởng lên nghệ thuật hiện đại

Kintsugi là khái niệm chung để làm nổi bật hoặc nhấn mạnh sự không hoàn hảo, làm liền và nối kết lại về mặt thị giác như một điểm được thêm vào hoặc một khu vực để chào mừng hoặc tập trung vào, thay vì các mảnh bị mất hoặc thiếu. Các nghệ sĩ hiện đại thử nghiệm kỹ thuật cổ xưa này như một phương tiện để phân tích ý tưởng của sự mất mát, tổ hợp và cải thiện thông qua sự phá hủy và sửa chữa hoặc tái sinh.[15]

Trong khi ban đầu bị bỏ qua như một hình thức nghệ thuật riêng biệt, kintsugi và những phương pháp sửa chữa liên quan đã được giới thiệu tại triển lãm ở Freer Gallery thuộc Smithsonian và tại Metropolitan Museum of Art.[2][8][9]

Khái niệm về Kintsugi đã tạo cảm hứng cho Tim Baker của ban nhạc người Canada Hey Rosetta! trong quá trình sáng tạo nên album năm 2014, Second Sight. Đĩa đơn chủ đạo, "Kintsukuroi," lấy tên trực tiếp từ loại hình nghệ thuật này, và bìa đĩa có sự kết hợp với một chiếc bát được sửa chữa theo phương pháp kintsugi.

Ban nhạc folk người Canada The Rural Alberta Advantage cũng lấy kintsugi làm cảm hứng nghệ thuật cho sản phẩm thu âm có tên gọi gây ấn tượng mạnh năm 2014, Mended with Gold.

Death Cab for Cutie cũng đặt tên album năm 2015 của họ là Kintsugi, có thể bởi vì trong quá trình sản xuất album, tay lead guitar và thành viên sáng lập Chris Walla đã thông báo rằng anh đang trong quá trình rời khỏi ban nhạc (mặc dù anh tiếp tục hợp tác trong quá trình thu âm và sáng tạo như một thành viên chính thức cho tới khi hoàn thành quá trình sản xuất album).[16]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Definition of Kinstugi”.
  2. ^ a b c Gopnik, Blake (ngày 3 tháng 3 năm 2009), “At Freer, Aesthetic Is Simply Smashing”, The Washington Post.
  3. ^ a b “Golden Seams: The Japanese Art of Mending Ceramics”, Freer Gallery of Art, Smithsonian, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2009, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ “Daijisen”.
  5. ^ Ota, Alan K. (ngày 22 tháng 9 năm 1985). “Japan's Ancient Art of Lacquerware”. New York Times. New York Times.
  6. ^ Johnson; Ken (ngày 4 tháng 4 năm 2008). “A Craft Polished to the Lofty Heights of Art”. New York Times. New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ Gopnik, Blake (ngày 3 tháng 3 năm 2009). 'Golden Seams: The Japanese Art of Mending Ceramics' at Freer”. The Washington Post.
  8. ^ a b “Golden Seams: The Japanese Art of Mending Ceramics”. Smithsonian. ngày 8 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ a b Andrea Codrington, Lippke (ngày 15 tháng 12 năm 2010). “In Make-Do Objects, Collectors Find Beauty Beyond Repair”. New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  10. ^ Kwan, Pui Ying. “Exploring Japanese Art and Aesthetic as inspiration for emotionally durable design” (PDF). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  11. ^ Bartlett, Christy (2008). Flickwerk: The Aesthetics of Mended Japanese Ceramics. Münster: Museum für Lackkunst. OCLC 605712918.
  12. ^ “Gold joint (mending gold) What is it?” (bằng tiếng Nhật). ngày 4 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014.
  13. ^ Kahn, Eve (ngày 17 tháng 1 năm 2013). “It's as Good as Glue: Mending Shattered China”. New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  14. ^ a b “Stapled Repairs on Chine; Confessions of a curious collector”. Antiques Journal. tháng 2 năm 2012: 37–40. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  15. ^ Taylor, Andrew (ngày 27 tháng 2 năm 2011). “Smashing idea to put it together again”. Sydney Morning Herald.
  16. ^ Courneen, Trevor (ngày 12 tháng 1 năm 2015). “Death Cab for Cutie Reveal Title and Track List for New Album”. Paste Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Kintsugi tại Wikimedia Commons