Kiến Giang

Kiến Giang
Thị trấn
Thị trấn Kiến Giang
Một góc thị trấn Kiến Giang bên sông Kiến Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhQuảng Bình
HuyệnLệ Thủy
Trụ sở UBND126 Hùng Vương, tổ dân phố Thượng Giang
Thành lập13/6/1986[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2017[2]
Địa lý
Tọa độ: 17°13′25″B 106°47′27″Đ / 17,223725°B 106,790724°Đ / 17.223725; 106.790724
Kiến Giang trên bản đồ Việt Nam
Kiến Giang
Kiến Giang
Vị trí thị trấn Kiến Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,14 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng6.362 người[3]
Mật độ2.026 người/km²
Khác
Mã hành chính19249[4]

Kiến Giangthị trấn huyện lỵ của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Kiến Giang nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng Lệ Thủy, bên sông Kiến Giang và có vị trí địa lý:

Thị trấn Kiến Giang có diện tích 3,14 km², dân số năm 2019 là 6.362 người[3], mật độ dân số đạt 2.026 người/km².

Thị trấn có địa hình bằng phẳng, thấp trũng vì nằm trên nền một đầm phá cũ. Do vậy hàng năm đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị trấn là 313,85 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,8% diện tích, chủ yếu là đất trồng lúa (chiếm 47% tổng diện tích). Sông ngòi và ao hồ chiếm 5,7%.

Hành chính

Thị trấn Kiến Giang được chia thành 3 tổ dân phố: Xuân Giang, Phong Giang, Thượng Giang.

Lịch sử

Thị trấn Kiến Giang được thành lập vào ngày 13 tháng 6 năm 1986 trên cơ sở tách thôn Thượng Lưu của xã Liên Thủy; thôn Quảng Cư của xã Xuân Thủy và đội 4, đội 5 của thôn Hà Thanh (Thượng Phong ngày nay) thuộc xã Phong Thủy.[1]

Sau khi thành lập, thị trấn có diện tích 357 ha, dân số là 6.200 người.

Năm 2010, thị trấn được chia thành 8 tổ dân phố ở 3 khu vực: Xuân Giang (các tổ 1, 2, 3), Phong Giang (tổ 4 và tổ 5), Thượng Giang (các tổ 6, 7, 8).

Ngày 23 tháng 1 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 37/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Kiến Giang mở rộng (gồm thị trấn Kiến Giang và 9 xã: Phong Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, An Thủy, Hồng Thủy, Thanh Thủy, Ngư Thủy Bắc, Cam Thủy) là đô thị loại IV.[2][5]

Tháng 10 năm 2017, 8 tổ dân phố hợp nhất lại thành 3 tổ dân phố: Xuân Giang (gồm 3 khóm), Phong Giang (gồm 2 khóm) và Thượng Giang (gồm 3 khóm).

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Thị trấn Kiến Giang là trung tâm kinh tế quan trọng của huyện Lệ Thủy và cũng là trung tâm động lực của tiểu vùng Nam Quảng Bình.

Là địa phương thuần nông, với lợi thế nằm ở vùng trung tâm của huyện Lệ Thủy, những năm trở lại đây, tại thị trấn Kiến Giang phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...

Năm 1986, khi mới thành lập, thị trấn Kiến Giang, có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp hơn 70%. Đến nay, các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tăng lên 60%. Tính đến cuối tháng 10 – 2012, thị trấn Kiến Giang có 52 loại ngành nghề khác nhau như: mộc dân dụng và mỹ nghệ; sản xuất gạch blóc; gò, hàn và làm cửa sắt, nhôm, kính, chế biến thịt hộp...

Giáo dục

Một số cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn:

  • Trường THPT Lệ Thủy, đường Nguyễn Văn Trỗi, Xuân Giang
  • Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, 25 Võ Xuân Cẩn, Xuân Giang
  • Trung tâm GDDN huyện Lệ Thủy, đường Tây Hồ, Thượng Giang
  • Trường THCS Kiến Giang, 8 Võ Xuân Cẩn, Xuân Giang
  • Trường Tiểu học số 1 Kiến Giang, 06 Trần Hưng Đạo, Thượng Giang
  • Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang, 22 Võ Xuân Cẩn, Xuân Giang
  • Trường Mầm non Hoa Mai, đường về nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phong Giang
  • Trường Mầm non Kiến Giang, 3 Trần Quốc Toản, Thượng Giang
  • Trường Mầm non mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phong Giang

Y tế

Một số cơ sở y tế trên địa bàn:

  • Bệnh viện đa khoa Lệ Thủy, 11 Lý Thường Kiệt, Xuân Giang
  • Trạm y tế thị trấn Kiến Giang, 128 Hùng Vương, Thượng Giang

Giao thông

Quốc lộ 9C (Đường tỉnh 16 rồi tỉnh lộ 565 cũ) bắt đầu từ ngã tư Cam Liên đi qua trung tâm thị trấn, nối liền Quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh nhánh đông và tây là tuyến đường quan trọng trong việc liên kết kinh tế giữa thị trấn với các xã phía tây và phía đông.

Ba tuyến đường nội thị quan trọng của thị trấn là các đường: Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tất Thành.

Sông Kiến Giang chảy qua trung tâm thị trấn là hệ thống giao thông đường thủy với các xã lân cận. Hiện nay, có ba cây cầu bắc qua sông nối liền các khu vực của thị trấn:

  • Cầu vượt Kiến Giang: khánh thành tháng 5 năm 2007, dài 589m, rộng 13m, nằm trên đường tỉnh 565.
  • Cầu Phong Liên được xây dựng lại với kiến trúc hiện đại hoàn thành tháng 8 năm 2014, nằm trên đường Hùng Vương.
  • Cầu Phong Xuân nối liền tổ dân phố Phong Giang với tổ dân phố Xuân Giang được xây dựng lại, hoàn thành vào tháng 8 năm 2016, nằm giữa đường Lý Thường Kiệt và đường Hùng Vương.

Bến xe Lệ Thủy nằm trên đường Trần Hưng Đạo thuộc tổ dân phố Thượng Giang là điểm dừng của nhiều tuyến xe khách quan trọng như: Lệ Thủy - Huế, Lệ Thủy - Đà Nẵng, Lệ Thủy - Đồng Hới, Lệ Thủy - Lao Bảo, Lệ Thủy - Vinh.

Đường

Thị trấn Kiến Giang gồm các đường sau:

Và một số đường khác...

Chú thích

  1. ^ a b “Quyết định 72-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Phú Lộc, Bố Trạch, Lệ Ninh, Bến Hải và các thị xã Đông Hà, Đồng Hới thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  2. ^ a b “Quyết định số 37/QĐ-BXD năm 2017 về việc công nhận khu vực thị trấn Kiến Giang mở rộng, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đạt tiêu chí đô thị loại IV”.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Quảng Bình”. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Hoàn Lão và Kiến Giang tỉnh Quảng Bình đạt tiêu chí đô thị loại IV”. UDA - Cục phát triển đô thị. 18 tháng 1 năm 2017.

Xem thêm