Hoằng Chiêm

Hoằng Chiêm
弘曕
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1733-05-09)9 tháng 5, 1733
Mất24 tháng 4, 1765(1765-04-24) (31 tuổi)
An tángHạ Nhạc Các trang, Hà Bắc
Phối ngẫuPhạm Giai thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Hoằng Chiêm
(爱新觉罗·弘曕)
Thụy hiệu
Quả Cung Quận vương
(果恭郡王)
Thân phụThanh Thế Tông
Thân mẫuKhiêm phi

Hoằng Chiêm (chữ Hán: 弘曕; 9 tháng 5 năm 1733 - 27 tháng 4 năm 1765), Ái Tân Giác La , hiệu Kinh Xa đạo nhân (经畬道人), Ích Thọ chủ nhân (益寿主人) và Tự Đắc cư sĩ (自得居士), là Hoàng tử thứ 10, nhưng lại là thứ 6 trong hàng số đếm của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế.

Tiểu sử

Hoàng tử Hoằng Chiêm chào đời vào giờ Hợi, ngày 26 tháng 3 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 11 (1733), sinh mẫu là Khiêm phi. Ông được giáo dục chu đáo, có sở thích sưu tập sách vở, trong phủ mở ra Danh Thiện đường (名善堂). Do khi còn nhỏ ông được nuôi lớn ở Viên Minh Viên, nên cũng được gọi là Viên Minh viên A ca (圓明園阿哥).

Năm Càn Long thứ 3 (1738), tháng 2, Càn Long Đế lấy ông làm con Thừa tự cho Quả Nghị Thân vương Dận Lễ - con trai thứ 17 của Khang Hi Đế, sau đó ông được phong làm Hòa Thạc Quả Thân vương (和碩果親王). Ông nhiều lần đảm nhiệm quản lý Võ Anh điện, Viên Minh viên Bát kỳ cùng Đô thống của Mông Cổ Chính Bạch kỳ. Năm thứ 28 (1763), ông cùng với bọn buôn muối là Cao Hằng tham ô và chiếm đoạt tài sản của dân. Sự việc bại lộ, ông bị giáng phong Bối lặc (贝勒), vĩnh viễn mất đi bổng lộc[1].

Năm thứ 30 (1765), tháng 2, lại một lần nữa phong Đa La Quả Quận vương (多罗果郡王). Cùng năm đó ngày 8 tháng 3 (âm lịch), ông qua đời vì bệnh, hưởng dương 33 tuổi. Thuỵ hiệu đầy đủ là Quả Cung Quận vương (果恭郡王). Mộ phần của ông là khu vực Hạ Nhạc Các trang (下岳各庄), tại huyện Dễ, tỉnh Hà Bắc.

Tương quan

Là con trai thứ 6 của Ung Chính Đế, Hoàng tử Hoằng Chiêm được nhận xét rất giỏi thi thơ, lại còn giỏi viết lối chữ Khải, khi nhàn nhã sưu tầm sách, nơi sưu tập là Tự Đắc viên (自得園) khá có tiếng đương thời. Ông cũng sáng tác thơ, có “Minh thịnh tập” (鳴盛集) và “Kinh Dư trai thi sao” (經畬齋詩鈔).

Sách Thanh sử cảo chép lại, khi Hoằng Chiêm bị biếm truất tước thì có ý hậm hực, khi hấp hối thì Càn Long Đế từng có ghé qua thăm bệnh, Hoằng Chiêm đã chắp tay hối lỗi. Tuy nhiên căn cứ Thanh thực lục triều Càn Long, vào thời điểm Hoằng Chiêm qua đời, Càn Long Đế đang thực hiện chuyến Nam tuần từ tháng giêng, cũng là chuyến Nam tuần mà xảy ra sự việc cắt tóc của Kế Hoàng hậu, mãi đến tháng 4 mới về[2].

Gia quyến

Thê thiếp

  • Đích Phúc tấn: Phạm Giai thị (范佳氏), Hán quân Tương Hoàng kỳ, con gái của Giám sát Ngự sử Phạm Hồng Tân (范鴻賓).
  • Trắc Phúc tấn: Trương Giai thị (張佳氏), con gái của Trương Cản Sinh (張趕生).
  • Thứ Phúc tấn: Lưu Giai thị (劉佳氏), con gái của Lưu Triệu Lộc (劉兆祿).

Hậu duệ

  1. Vĩnh Tú (永瑹; 1752 - 1789), mẹ là Đích Phúc tấn Phạm Giai thị. Năm 1765 được tập tước Quả Thân vương (果親王). Sau khi qua đời được truy thụy Quả Giản Quận vương (果簡郡王). Có bốn con trai.
  2. Vĩnh Xán (永燦; 1753 - 1810), mẹ là Đích Phúc tấn Phạm Giai thị. Năm 1775 được phong làm Đầu đẳng Trấn quốc Tướng quân (頭等鎭國將軍). Có bốn con trai.
  3. Vĩnh Nạp (永納; 1762 - 1767), mẹ là Thứ Phúc tấn Lưu Giai thị. Chết yểu.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 乾隆二十八年五月乙丑。谕曰:果亲王年幼,素不安分,往往向人请托,习气最陋,已交军机大臣审讯矣。至王府长史,乃管一切事务之人。王有过举,自当匡救。今索柱竟视同局外,并不匡正,著革去长史,交军机大臣一并讯明定罪。所遗员缺,著永兴补授。永兴即同王之谙达,嗣后各事,宜尽心办理,倘王不纳其言,永兴即行参奏,如坐视不能匡正,并将永兴治罪。
    乾隆二十八年五月己巳。谕曰:果亲王弘曕,以朕幼弟,自孩提养育迄于成人,乃不知祇遵朕训,承受朕恩,屡蹈諐尤,罔知绳检。如从前开设煤窑,占夺民产,并奉命盛京,恭送玉牒,谩奏先赴行围等候,种种谬戾乖张,难以毛举。朕皆以年幼无知,不忍遽治其罪,曲加训饬,冀可就悛,讵意庸妄日增,非法干求,迹更彰著。其所关于家法朝纲人心风纪为甚大,有不得不与内外臣工恺切宣示者。去年因富德罪案,有于随驾南巡时私托高恒售卖人薓一节,因思法度肃清之日,富德以新经任用之人,辄尔恣意横行若此,则凡王大臣中,保无有同蹈此辙者。因召高恒至京,面为询问。御前大臣、军机大臣内,如大学士公傅恒、协办大学士公兆惠等,有无授受情事。高恒力言无有,及再三严词诘责,始奏出弘曕。有责偿买卖人江起鏏夙逋,令护卫引赴高恒家,托其带往扬州卖薓牟利,经伊正言相却。其事深骇听闻,恐平日似此行为,不仅止是。当命简亲王、諴亲王、和亲王,会同军机大臣查讯伊护卫太监等,逐一供出,不相符合,更属罪无可逭,弘曕始据实一一开出,与所讯之供无异,竟至于各处织造关差等,俱有略给价值,派办绣缎什器,不一而足。其最可异者,朕特命大臣拣选官员,此何等事,弘曕竟以门下私人关说挑取,请托阿里衮。虽阿里衮执法力拒,而弘曕冥心干与朝政,毫无顾忌,一至于此。此风一长,将内务府旗员之不已,外而满汉职官,内而部院司寺,势将何所不有。且高恒等于弘曕尚如此顾忌,则将来诸皇子若效其所为,谁复有奏朕者。朕实为之寒心。我皇考御极之初,阿其那、塞思黑等狂悖不法,并经苦心整顿,此王大臣所共知。揆厥所由,因皇祖临御六十余年,圣寿崇高,诸王等各为阉仆所播弄,分立门户,肆威渔利,入者主而出者奴,彼此交相倾轧,无所不至,非大加惩创,国法将不可问。然以当日前事观之,此果宗社之福,王公卿尹之幸,天下士民之乐乎。否乎。且如果毅亲王,在皇考时任事最久,赏赉亦最优,诸王中较为殷富,弘曕既得嗣封,租税所入给用以外,每岁赢余不啻钜万,何至交结侵渔,不畏科条、不顾颜面竟至此极耶。又其最不可解者,本年果亲王母谦妃千秋,皇太后谆谕弘曕,令将豫备称祝之仪陈设宫陛,为果亲王母妃增辉,乃抗不遵循。及蒙懿旨屡询,猥以朕并未加赐称祝,不敢自行铺张,与朕斗富,是则复成何语。朕缵承皇祖皇考大统,凡王公及大小臣工之所有,何莫非朕之所赐,即何莫非朕之所有。而弘曕乃以斗富为词,非独其识见鄙悖,抑实缘自知所进菲薄,难掩观瞻,是以诡言自文,且复逞其私心愤激而已。殊不知,谦妃位分原非和亲王母裕贵妃可比。裕贵妃年长于皇太后,朕孝奉皇太后,其次即应致敬裕贵妃。是以自六旬以来,隆礼称祝谊固宜尔。谦妃年甫五旬,朕遵祖宗成训,向不相见,至各秋分例所有,何尝稍缺于供。其祝礼之举或俟之六袠以后,则于情理方协。弘曕乃转以此自托,微词讽朕,是诚何心。且弘曕坐拥厚赀,于侍奉母妃之道,方当竭诚,备物以博欢心。乃不惟不能自尽孝敬,而转时向母妃多所索取,岂为人子者所宜出此耶。弘曕素恃口给,恬不为怪。如近日园中不戒于火,诸王并皆进内,弘曕所居最近,而其至转在诸王之后,且嬉笑如常,毫不关念。又强引到园,曾见諴亲王,巧言争辩,及諴亲王以末至相见无解到迟诘之,不觉语塞。所谓小聪明是大糊涂孰过于此。至若和亲王与弘曕恭诣皇太后宫请安,其仪节僭妄,尤非情理所有。昔皇考时,孝恭仁皇后宫,诸叔辈皆例不得见面请安。今朕诸叔咸在,谁非身历之事。朕于和亲王及弘曕,推恩惇爱,视同一体,于此可以自信。顾转恃此不循轨度直于皇太后宝座之旁,滕席而跪坐。按以尺寸,即朕请安所跪坐之地也,是尚知有天泽之辨哉。又皇考时,朕诸叔奏对,称圣祖仁皇帝,并不敢称皇考。今和亲王与弘曕,于世宗宪皇帝皆得称皇考。朕待伊等为厚为薄,必有能辨之者。矧和亲王于朕年相若,久与朕典学肩随。至弘曕乃自髫龀提携至今,朕意又何所嫌忌。即使有嫌忌之疑,亦当先自和亲王,而历年体恤矜全毫无芥蒂,众所共悉,又何有于弘曕。此虽天下腐儒以至一介无识者,皆不应拟议及此。然弘曕既如此恣肆失检,朕若不加儆诫,将使康熙末年之劣习自今复萌。朕甚惧焉。此即分长,如诸叔辈设事干国家政治,朕膺皇祖皇考付托之重,何敢不奉法从事。若朕诸皇子不知所鉴,或尤而效之,则朕之立予示惩,固不止如弘曕矣。今王大臣等讯明各款,合词公请削爵。朕核之弘曕,即请安无礼及不遵慈旨、谩语相诋二节,已应革爵圈禁治罪。朕仍推同气之恩,从宽革去王爵,赏给贝勒,永远停俸,以观后效。其兼摄都统并内廷行走及管理造办处、圆明园各执掌,概行解退。和亲王于皇太后前跪坐无状,亦著罚王俸三年,余俱如议行。并将此通谕中外明示炯戒。
  2. ^ 在《清史稿》之中,对于弘曕去世的描述说,弘曕被降爵之后:自是家居闭门,意抑郁不自聊。三十年三月,病笃,上往抚视。弘适于卧榻间叩首引咎,上执其手,痛曰:“以汝年少,故稍加拂拭,何愧恧若此?”因复封郡王。旋薨,予谥。而通过《清实录》的记载,《清史稿》的说法并不准确。仅将高宗当时的时间表摘录如下:
    乾隆三十年正月壬戌。上奉皇太后南巡,车驾发京师。
    乾隆三十年二月甲辰。上谕:从前因贝勒弘曕,年幼不肯学好,不遵圣母皇太后懿训,喜事妄为,屡经训诲,未知悛改,是以将伊削爵,降为贝勒,诚欲令其知过悔悟,自新迁善,俾得成就。伊果能迁善有成,则朕自必加恩。今览御医所奏,知伊患病。朕心甚为怜念,恭请圣母皇太后懿旨,封伊为郡王。想伊闻命欣喜,病势自必速痊。弘曕著封为郡王,该衙门查例办理。
    又谕曰:贝勒弘曕患病,据御医奏称系属弱症。从前差务较多,身体颇壮。现在差务甚少,年幼之人,未免不知爱惜身体,耽于安逸,致有此疾。今加恩将伊晋封郡王,伊接奉谕旨,理宜仰体朕恩,加意调养。朕回銮时,自可痊愈,永受朕恩。若仍不善调理,是甘于自弃矣。
    二月甲辰这一日的前一天,高宗“驻跸苏州府行宫”,而当天,则“驻跸灵岩山行宫”。
    乾隆三十年闰二月庚申。上谕军机大臣等:前孙延柱奏,果郡王病势未减,深为廑念,特加恩赏给郡王,令其祇受新恩,忻豫调摄,以期勿药之喜。乃今日本报到时,果郡王并未将病体情形陈奏,孙延柱日承诊视,何以亦未奏闻。著留京办事王大臣传询孙延柱,令其将该郡王近日病体曾否轻减,渐就痊可之处,即行详悉具奏。
    闰二月庚申这一天,高宗“驻跸圣因寺行宫”。
    乾隆三十年三月丁亥。上谕:据留京办事王大臣奏称,果郡王于三月初八日申刻薨逝等语。朕启銮时,闻伊病重,朕即加恩封为郡王。原期伊闻之欣悦,病可速痊。今闻薨逝,深为惋悼,著加恩一切应办事宜,俱照亲王例办理。遣六阿哥成服。其余阿哥等于祭祀日前往。
    三月丁亥这一天,高宗“驻跸高旻寺行宫”。
    可知,高宗正月开始南巡,二月弘曕发病,高宗虽然挂念,但是并未返回,也并不是很频繁的询问弘曕病情,直到弘曕病故,高宗依然在南巡。自然就不大可能有《清史稿》所记载的感人故事了。