Hoàng Quốc Hải |
---|
Bút danh | Hoàng lam, Hà Nguyên |
---|
Nghề nghiệp | nhà văn |
---|
Ngôn ngữ | vi |
---|
Quốc tịch | Việt Nam |
---|
Dân tộc | Kinh |
---|
Tư cách công dân | Việt Nam |
---|
Giai đoạn sáng tác | 1960-2010 |
---|
Thể loại | Truyện ngắn, Tiểu thuyết, Ký |
---|
Chủ đề | lịch sử |
---|
Trào lưu | Tiểu thuyết |
---|
Tác phẩm nổi bật | Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần |
---|
Giải thưởng nổi bật | Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội Giải thưởng Bùi Xuân Phái |
---|
Phối ngẫu | nhà thơ Nguyễn Thị Hồng |
---|
Hoàng Quốc Hải sinh năm 1938 tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử. Năm 1957-1960, là học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1962-1966, ông công tác ở Báo Vùng Mỏ (tờ báo của ngành Than, tiền thân của Báo Quảng Ninh hiện nay), nhưng làm nghề viết văn chứ không phải làm phóng viên. Hiện nay, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Vợ ông là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng (từng là Trưởng ban Biên tập sách văn học Nhà xuất bản Phụ Nữ nhiều năm).
Cống hiến
"Trong 16 năm qua, song song với việc viết thêm 1.000 trang cho Bão táp triều Trần, nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng bắt tay vào bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý về 8 đời vua nhà Lý. Theo lời ông, bộ tiểu thuyết này cũng có độ dày 3.000 trang và chỉ còn vài chục trang kết là sẽ hoàn thành. Chắc chắn, Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần (bản mới) sẽ cùng xuất bản trong năm 2010." [1]
- Giải thưởng
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội, năm 1970 (truyện Ông Giám đốc như tôi đã biết).
- Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2008 (bộ "Bão táp triều Trần").
Tác phẩm
- Mùa vàng (1975)
- Con đường phía trước (1976)
- Chiến lũy đá (tiểu thuyết, 1979)
- Làng trong phố (1979)
- Ký sự ven hồ (1982)
|
- Sau mùa lá rụng (tiểu thuyết, 1987)
- Chờ đến ngày mai (tiểu thuyết, 1988)
- Đêm qua làng (truyện ngắn)
- Văn hóa phong tục (khảo cứu)
- Bão táp cung đình (1994)
|
|
Bộ tiểu thuyết lịch sử
- Bộ "Tám triều vua Lý" gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh - viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009–1225) trải dài 216 năm trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Bộ "Bão táp triều Trần" gồm 4 tập: Bão táp cung đình,Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ - được xuất bản lần đầu cả bộ năm 2003 và đã được tái bản nhiều lần. Lần tái bản này, bộ tiểu thuyết được bổ sung thêm hai tập mới là Đuổi quân Mông - Thát và Huyết chiến Bạch Đằng - Với việc thêm 2 tập mới, bộ sách trở nên liền mạch từ khi nhà Trần ra đời cho đến khi kết thúc sứ mệnh lịch sử 175 năm tồn tại.
- Huyền Trân Công Chúa và Bão táp cung đình đã được dịch giả Chapuis Gérard dịch sang tiếng Pháp với tựa đề Requiem pour une Princesse (cuối năm 2009) và Ouragan au sérail (tháng 2 năm 2012)[cần dẫn nguồn].
Đánh giá
- Về 2 bộ tiểu thuyết đồ sộ về thời Lý, Trần
“
|
"Đây là hai cuốn sách đồ sộ nhất mà một nhà văn Việt Nam từng viết về thời Lý và thời Trần".
|
”
|
— Bà Mai Quỳnh Giao, Giám đốc Nhà Xuất bản Phụ Nữ [2]
|
“
|
Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.
|
”
|
— Chi Anh [3]
|
Chú thích
Liên kết ngoài
- Y Trang, Nhà văn Hoàng Quốc Hải và 6.442 trang sách, Báo Lao động, cập nhật ngày 27/9/2010, truy cập ngày 18/10/2010.
- Hương Lan thực hiện, Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử, ChúngTa.com, cập nhật ngày 17/09/2010, truy cập ngày 18/10/2010, (Nguồn: Sài Gòn tiếp thị).
- Theo Công An Nhân dân, Nhà văn Hoàng Quốc Hải: 'Đừng trách lịch sử', VnExpress, cập nhật ngày 24/3/2005, truy cập ngày 18/10/2010.
|