Historia regum Britanniae

Historia regum Britanniae
Historia regum Britanniae
Vua Vortigernus nghe Ambrosius Aurelianus giảng nghĩa cuộc song long chi chiến. Họa hình trong một ấn bản thế kỷ XV.
Thông tin sách
Tác giảGeoffrey xứ Monmouth
Quốc giaAnh Trung đại Anh quốc
Ngôn ngữLatin
Bộ sách12
Thể loạiDã sử
Ngày phát hànhThế kỷ XVII
Kiểu sáchKhổ ba

Historia regum Britanniae (tạm dịch tiếng Việt: Anh quốc liệt vương sử) là một hợp tuyển các văn bản dã sử do tác giả Geoffrey xứ Monmouth khởi thảo năm 1136. Tác phẩm ghi một cách vắn tắt thế gia các quân chủ trên lãnh thổ nay là quần đảo Anh suốt hai ngàn năm, khởi thủy từ cuộc di cư của người Troia cho đến khi người Anglo-Saxon hoàn toàn kiểm soát Anh Quốc vào thế kỷ VII. tác phẩm này được coi là cứ liệu hệ trọng nhất để hình thành truyền thuyết Arthur.

Mặc dù được đánh giá rất cao ở hậu kỳ trung đại, nhưng ngày nay được coi là văn phẩm và không thật có giá trị lịch sử. Tuy nhiên, tác phẩm cùng tác gia có ảnh hưởng xuyên suốt cho văn học Anh về sau cũng như một vài nền văn học khác tại Âu châuBắc Mỹ[1].

Lịch sử

Văn bản

Historia regum Britanniae ban sơ không có nhan đề thống nhất, sau được tạm đặt là Theo những chứng thư người Anh (De gestis Britonum), tác giả tuần tự soạn nên 12 quyển theo dòng sự kiện, đan xen nhiều câu thoại của nhân vật, có những đoạn chỉ toàn thoại, đầu sách có bài ftựa và cuối sách lại có bài bạt[2][3][4]. Geoffrey xứ Monmouth dựa vào nguồn tư liệu do một số bạn bè ông gửi tặng từ các văn khố hoặc học đường rồi gia cố bằng kỹ thuật sáng tác riêng. Trong bài tựa, ông bộc bạch: "Tôi không-thể tự khám-phá bất cứ điều gì về tất-cả quân-vương hằng sống tại đây trước cuộc Đức Cơ-Đốc Nhập-Thế, hoặc bằng-cớ nào về Arturus và mọi nhân-vật khác nối sau cuộc Nhập-Thế. Tuy-nhiên, hành-trạng của họ dầu-sao đáng được ca-tụng mãi-mãi về sau"[5].

Ngày nay, Historia regum Britanniae được đưa vào giáo khoa thư một số ngành và học giới luôn xem xét nó từ các giác độ ngữ văn học, liên văn bảnphong hóa[6][7][8].

Trích cú

Văn hóa

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Polydore Vergil's skeptical reading of Geoffrey of Monmouth provoked at first a reaction of denial in England, "yet the seeds of doubt once sown" eventually replaced Geoffrey's romances with a new Renaissance historical approach, according to Hans Baron, "Fifteenth-century civilization and the Renaissance", in The New Cambridge Modern history, vol. 1 1957:56.
  2. ^ Thorpe (1966: 14–19)
  3. ^ Wright, Neil (1984). The Historia Regum Britannie of Geoffrey of Monmouth. Woodbridge, England: Boydell and Brewer. tr. xvii. ISBN 978-0-85991-641-7.
  4. ^ Lang, Andrew. History Of English Literature - From Beowulf to Swinburne. Vincent Press. tr. 45. OCLC 220536211. He says that he has had the advantage of using a book in the Breton tongue which Walter, Archdeacon of Oxford, brought out of Brittany; this book he translates into Latin.
  5. ^ Thorpe, Lewis G. M. (1966). “Dedication”. The history of the Kings of Britain. New York: Penguin Books. tr. 51–52. ISBN 0-14-044170-0.
  6. ^ A. O. H. Jarman, Geoffrey of Monmouth, University of Wales Press, 1965, p. 17.
  7. ^ Sir William Flinders Petrie, Neglected British History, 1917
  8. ^ William R. Cooper, Chronicle of the Early Britons (pdf), 2002, p. 68

Tài liệu

  • Geoffrey of Monmouth. The history of the kings of Britain: an edition and translation of De gestis Britonum (Historia regum Britanniae). Arthurian studies. 69. Michael D. Reeve (ed.), Neil Wright (trans.). Woodbridge, Suffolk: Boydell Press. 2007. ISBN 978-1-84383-206-5.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  • John Jay Parry and Robert Caldwell. Geoffrey of Monmouth in Arthurian Literature in the Middle Ages, Roger S. Loomis (ed.). Clarendon Press: Oxford University. 1959. ISBN 0-19-811588-1
  • Brynley F. Roberts, Geoffrey of Monmouth and Welsh Historical Tradition, Nottingham Medieval Studies, 20 (1976), 29-40.
  • J. S. P. Tatlock. The Legendary History of Britain: Geoffrey of Monmouth's Historia regum Britanniae and its early vernacular versions. University of California Press. Berkeley. 1950.
  • Michael A. Faletra, ed., The History of the Kings of Britain (Broadview Press, 2008)
  • N. Wright, ed., The Historia regum Britannie of Geoffrey of Monmouth. 1, Bern, Burgerbibliothek, MS. 568 (Cambridge, 1984)
  • N. Wright, ed., The historia regum Britannie of Geoffrey of Monmouth. 2, The first variant version: a critical edition (Cambridge, 1988)
  • J. C. Crick, The historia regum Britannie of Geoffrey of Monmouth. 3, A summary catalogue of the manuscripts (Cambridge, 1989)
  • J. C. Crick, The historia regum Britannie of Geoffrey of Monmouth. 4, Dissemination and reception in the later Middle Ages (Cambridge, 1991)
  • J. Hammer, ed., Historia regum Britanniae. A variant version edited from manuscripts (Cambridge, MA, 1951)
  • A. Griscom and J. R. Ellis, ed., The Historia regum Britanniæ of Geoffrey of Monmouth with contributions to the study of its place in early British history (London, 1929)
  • M. D. Reeve, 'The transmission of the Historia regum Britanniae ', in Journal of Medieval Latin 1 (1991), 73—117
  • Edmond Faral, La légende Arthurienne: études et documents, 3 vols. (Paris, 1929)
  • R. W. Leckie, The passage of dominion: Geoffrey of Monmouth and the periodization of insular history in the twelfth century (Toronto, 1981)

Tư liệu