Hiệp Đức (xã)
Hiệp Đức là một xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Địa lýXã Hiệp Đức tiếp giáp xã Hội Xuân ở phía đông và đông nam, tiếp giáp xã Cẩm Sơn ở phía đông bắc, tiếp giáp xã Phú An ở phía tây bắc, tiếp giáp xã Đông Hòa Hiệp của huyện Cái Bè ở tây nam, giáp sông Tiền ở phía nam.[3] Xã tiếp giáp sông Tiền chỉ một đoạn ngắn chưa đến 1km.[4] Các con sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: rạch Bà Gòn, rạch Cầu Miếu, rạch Chùa, rạch Gò Da, kênh Giồng Tre, kênh Kháng Chiến, rạch Ông Cối, kênh Thầy Thanh, rạch Thông Lưu.[5] Sông Cái Lá là con sông lớn nhất xã, chảy theo hướng bắc - nam, gần như cắt đôi địa bàn xã làm hai phần, sông chảy vào sông Tiền. Kênh Kháng Chiến là ranh giới tự nhiên gần như xuyên suốt giữa xã Hiệp Đức với xã Hội Xuân. Hành chínhXã Hiệp Đức có diện tích 10,14 km², dân số năm 2013 là 5.977 người,[6] mật độ dân số đạt 590 người/km². Xã Hiệp Đức được chia thành 6 ấp gồm: Hiệp Ngãi, Hiệp Nhơn, Hiệp Ninh, Hiệp Phú, Hiệp Quới, Hiệp Thạnh.[5] Kinh tế – Xã hộiTrục đường giao thông quan trọng là Đường tỉnh 875B gần như chạy theo hướng bắc - nam, điểm cuối là bến phà Hiệp Đức-Tân Phong nằm trên bờ sông Tiền, phà đi sang cù lao Tân Phong.[7] Đường 875B chạy cặp theo Kênh Giồng Tre xuyên suốt từ Trung tâm hành chính huyện Cai Lậy thuộc Bình Phú chảy về phía nam ra sông Tiền, đường nằm bên trái của kênh được 3 km thì chuyển hướng qua một cây cầu rồi chạy cặp bờ đông của kênh. Đường tỉnh 864 chạy ngang phía nam xã theo hướng tây - đông. Đường Liên 6 Xã trải nhựa thì chạy ngang phần phía bắc của xã, hướng đến bến phà sang chợ Cẩm Phong. Các con đường khác trong xã hầu hết đã được bê tông hóa như đường Tây Cái Lá, Đông Cái Lá chạy dọc hai bờ sông Cái Lá, vào tháng 8 năm 2021 đường được sửa chữa nâng cấp trên chiều dài hơn 6 km với kinh phí 6,9 tỷ đồng.[8] Dân cư trong xã hầu hết canh tác vườn cây ăn trái, chủ yếu là cây sầu riêng.[9][10][11] Sản lượng sầu riêng là 19.315 tấn vào năm 2018.[12] Trung tâm mua bán là chợ Hiệp Đức, một chợ nằm cạnh đường tỉnh 875B, đi vào theo hướng đông khoảng 100 m. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 43,1 triệu đồng/năm.[12] Di tíchXã có ngôi chùa Kim Phước, lập vào năm 1820,[13] nằm bên bờ đông sông Cái Lá, cách tỉnh lộ 864 khoảng 200 m. Ảnh
Chú thích
Liên kết ngoài
|