Hedychium là một chi thực vật trong họ Zingiberaceae, bản địa khu vực rừng thưa nhiệt đới và ôn đới ấm ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc và Madagascar nhưng một số loài đã du nhập sang các vùng khác trên thế giới như Trung Mỹ và các dảo trên biển Caribe, Nam Mỹ, Australia, Sri Lanka, Nam Phi, bán đảo Triều Tiên.[2] Tại Việt Nam hiện tại ghi nhận 12 loài, với tên gọi chung là ngải tiên.[2][3]
Từ nguyên
Tên chi Hedychium có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ εὐώδης (evóδis, evódis) nghĩa là thơm và χιών (khiṓn) nghĩa là tuyết. Nó nói tới hoa màu trắng và thơm của loài điển hình H. coronarium.[4]
Mô tả
Cây thân thảo sống trên đất hoặc biểu sinh, với thân rễ dạng củ. Thân giả mọc thẳng, có lá. Lưỡi bẹ dễ thấy; phiến lá thường thuôn dài hoặc hình mũi mác. Cụm hoa là cành hoa dạng bông thóc ở đầu cành, nhiều hoa mọc dày dặc; lá bắc xếp lợp hoặc lỏng lẻo, đối diện 1 hoặc nhiều hoa; lá bắc con hình ống. Đài hoa hình ống, thường chẻ 1 bên, đỉnh cụt hoặc 3 răng. Ống tràng hoa dài, thanh mảnh; các thùy uốn ngược khi nở hoa, thẳng. Các nhị lép bên hình cánh hoa, lớn hơn các thùy tràng hoa. Cánh môi gần tròn, lớn, đỉnh thường 2 khe; vuốt dài hoặc ngắn. Chỉ nhị thường dài, hiếm khi không có; bao phấn đính lưng, đáy phân nhánh; không có phần phụ liên kết. Bầu nhụy 3 ngăn; kiểu đính noãn là đính trụ. Quả nang hình cầu, 3 mảnh vỏ. Hạt nhiều; áo hạt xé rách.[5]
Sinh sản
Hedychium có nhiều kiểu sinh sản: hữu tính, thông qua thân rễ và hành con. Một số loài Hedychium thể hiện khả năng nảy mầm sinh cây con từ hạt chưa rụng mang tính ngẫu nhiên.[6]
Các loài
Tại thời điểm tháng 2 năm 2021, WCSP và POWO công nhận chi này với 102 loài đã biết:[2][7]
Hedychium coccineum Buch.-Ham. ex Sm., 1811 - Assam, Bangladesh, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Đông Himalaya, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Tây Tạng, Việt Nam. Du nhập: Cuba, Jamaica, Mauritius, Réunion, Sri Lanka, Trinidad và Tobago.
Hedychium coronarium J.Koenig, 1783 - Assam, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Đông Himalaya, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập: Quần đảo Andaman, Argentina (đông bắc và tây bắc), Bangladesh, Belize, quần đảo Bismarck, Bolivia, Brasil (đông bắc, đông nam), Colombia, quần đảo Cook, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Fiji, Hoa Kỳ (Florida, Hawaii), Guiana thuộc Pháp, Galápagos, các đảo trong vịnh Guinea, Guyana, Haiti, Honduras, Indonesia (Java, Tiểu Sunda), Jamaica, bán đảo Triều Tiên, quần đảo Leeward, Madagascar, Malaysia bán đảo, Mauritius, tây nam Mexico, Nhật Bản (quần đảo Lưu Cầu, quần đảo Ogasawara), New Caledonia, quần đảo Nicobar, Nam Phi (các tỉnh Bắc, KwaZulu-Natal), Paraguay, Philippines, Puerto Rico, Queensland, Réunion, quần đảo Society, Sri Lanka, Suriname, Tonga, Trinidad và Tobago, Venezuela (gồm cả các đảo trong vịnh Antilles), quần đảo Wallis-Futuna, quần đảo Windward.
Hedychium flavescens Carey ex Roscoe, 1825 - Assam, Trung Quốc (trung nam), Đông Himalaya, Myanmar, Nepal, Việt Nam. Du nhập: Nam Phi (các tỉnh Cape, KwaZulu-Natal), quần đảo Cook, Hawaii, Ấn Độ, quần đảo Juan Fernández, Madagascar, Mauritius, Réunion, quần đảo Society, Sri Lanka, St.Helena.
Hedychium flavum Roxb., 1820 - Assam, Bangladesh, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Myanmar, Thái Lan, Tây Tạng, Việt Nam. Du nhập: Cộng hòa Dominica, Jamaica, Samoa, Trinidad và Tobago.
Hedychium forrestii Diels, 1912 - Assam, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam.
Hedychium gardnerianum Sheppard ex Ker Gawl., 1824 - Assam, Đông Himalaya, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập: Ascension, Azores, quần đảo Cook, Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Hawaii, Honduras, Jamaica, Mauritius, quần đảo Lưu Cầu, New South Wales, bắc New Zealand, Queensland, Réunion, Trinidad và Tobago.
Hedychium villosum Wall., 1820 - Assam, Bangladesh, Trung Quốc (trung nam, đông nam, Hải Nam), Đông Himalaya, Malaysia bán đảo, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam.
Năm 2000, Tom Wood et al. công bố phát sinh chủng loài đầu tiên của chi Hedychium, với 29 đơn vị phân loại và 1 loài lai ghép của chi này được đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hỗ trợ tính đơn ngành của chi này, với 4 nhánh có độ hỗ trợ vừa phải có thể phân biệt được theo số lượng hoa trên mỗi lá bắc và phân bố địa sinh học của chúng.[8]
^Wood, T. H.; Whitten, W. M.; Williams, N. H. (tháng 7 năm 2000). “Phylogeny of Hedychium and Related Genera (Zingiberaceae) Based on ITS Sequence Data”. Edinburgh Journal of Botany (bằng tiếng Anh). 57 (2): 261–270. doi:10.1017/S0960428600000196. ISSN1474-0036.