Happy Camp
Khoái lạc đại bản doanh (giản thể: 快乐大本营; tiếng Anh: Happy Camp) là một chương trình tạp kỹ do Đài Truyền hình vệ tinh Hồ Nam phát sóng kể từ ngày 11 tháng 7 năm 1997, là một trong những chương trình tạp kỹ có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc đại lục. Chương trình ban đầu sử dụng hình thức chương trình giải trí, thường xuyên mời một số nhân vật có tài năng đặc biệt tới biểu diễn; về sau có lúc chuyển thành chương trình tuyển chọn thêm người dẫn cho chương trình; hiện tại phần lớn là hình thức chương trình tạp kỹ nói chuyện và chơi trò chơi với các khách mời, khách mời của chương trình thường là các nghệ sĩ của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan và các nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng khác tới nói chuyện, chơi trò chơi, có khi là để tuyên truyền phim điện ảnh và phim truyền hình. Chương trình từng giành được giải thưởng Kim Ưng năm 1998 và nhiều giải thưởng lớn khác, cũng là chương trình giải trí có tỷ lệ xem cao nhất toàn quốc năm 2009. Năm 2013, bộ phim điện ảnh "Khoái lạc đại bản doanh chi khoái lạc đáo gia" do thành viên của "Khoái lạc gia tộc" diễn chính giành được doanh thu trên 150 triệu, lọt vào top 10 phim quốc tế có doanh thu cao nhất trong tuần. Tháng 9 năm 2014, dưới sự cho phép của bảo tàng tượng sáp Madame Tusseauds Thượng Hải, tượng sáp của Hà Cảnh đã được vén màn trong chương trình ngày 27 tháng 9. Hà Cảnh là nghệ sĩ đầu tiên trên thế giới tự mình tham dự vào quá trình chế tạo tượng sáp, Đại bản doanh cũng trở thành chương trình đầu tiên trên thế giới được nhận lời mời bước vào xưởng chế tạo tượng sáp để phỏng vấn và quay phim, Ngô Hân cùng đi cũng được chế tạo một bàn tay bằng sáp để làm kỷ niệm. Kể từ ngày 1 tháng 10, tượng sáp được trưng bày tại bảo tàng tượng sáp Madame Tusseauds Thượng Hải. Tháng 9 năm 2015, nhận lời mời của chính quyền thành phố Busan Hàn Quốc, Ngô Hân và Đỗ Hải Đào thay mặt Khoái lạc gia tộc tới Busan quay chương trình cùng Jung Yong Hwa và Lee Jong-suk, nội dung được chiếu ngày 12 tháng 9. Với tư cách là nghệ sĩ được chính quyền Busan mời tới, dấu tay của họ đã được in lên con đường điện ảnh Busan. Lịch sửBối cảnhĐài Phát thanh và Truyền hình Hồ Nam cần có một chương trình tạp kỹ để chuẩn bị cho dàn sao. Đồng thời, để chiến rating với Lucky 3721 trên Kênh kinh tế Hồ Nam, thành lập Happy Camp. Phát triển chương trìnhTháng 7 năm 1997, đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam chính thức ra mắt chương trình giải trí tạp kỹ Happy Camp với các ngôi sao tham gia trò chơi và biểu diễn là nội dung chính. Chương trình không còn chỉ giới thiệu phần trình diễn của ngôi sao mà còn để ngôi sao giao lưu và giải trí với người dẫn chương trình hoặc khán giả trên sân khấu. Hình thức biểu diễn sinh động hơn, tăng tính tương tác giữa khán giả với chương trình, hình thức chương trình cũng phong phú hơn. Người dẫn chương trình Happy Camp "hủy bỏ" kịch bản, không còn mắc kẹt vào lời thoại mà thay vào đó là những lời của riêng mình. Bắt đầu từ Happy Camp, người dẫn chương trình bữa tiệc bắt đầu nhìn vào máy quay và nói chuyện, đối mặt với khán giả. Năm 2002, Happy Camp lần đầu tiên giới thiệu khái niệm "nhóm chủ nhà" và liên tiếp tung ra liên kết Happy Broadcast và một loạt trò chơi. Năm 2004, Happy Camp bắt đầu thiết lập điểm nhấn của các hoạt động được dàn dựng, với khán giả bình thường là nhân vật chính, hạ thấp thói quen của các ngôi sao trong "chương trình tạp kỹ lớn", và thử "Hải tuyến", "chương trình thực tế", "PK trực tiếp"cùng nhau" khái niệm mới về "giải trí liên hoàn". Năm 2005, Happy Camp đã mở ra một hình thức thi đấu loại trực tiếp mới. Năm 2006, format chương trình Happy Camp chuyển sang chủ yếu mời các ngôi sao thần tượng tham gia trò chơi, phỏng vấn, trò chơi tương tác,… Đồng thời, chú trọng vận động khán giả ngoài Đài Loan tham gia, Khi đó, khách mời trong mỗi số báo về cơ bản là một phiên duy nhất hoặc một nhóm người độc lập. Năm 2007, Happy Camp nêu bật khái niệm mới về "Giải trí toàn quốc" và tạo ra nền tảng "Giải trí toàn quốc" dành cho khán giả nói chung hoặc các nhóm cơ sở, sự kết hợp tạo ra một nền tảng để thể hiện tính cá nhân của "giải trí toàn quốc" và một cơ hội để chia sẻ hạnh phúc. Năm 2008, Happy Camp có một lần sửa đổi chương trình, quay trở lại mô hình "ngôi sao + trò chơi". Năm 2012, Happy Camp được giải thời lượng phát sóng từ 120 phút xuống 90 phút. Năm 2017, Happy Camp ra mắt chương trình đặc biệt kỷ niệm 20 năm. Chương trình được chia thành 20 tập, 8 tập đầu có thêm tiết mục đặc biệt "Xin lỗi để một người qua đi", các khách mời được chia thành hai đội để so tài, và 4 tập cuối là "mùa tỏ tình". Tháng 3 năm 2018, Happy Camp đã ra mắt phần thi "Trạm dừng chân tiếp theo là em", phần này chào đón 20 người dẫn chương trình trẻ tuổi đến để trổ tài và trình diễn. Cuối cùng chỉ có 4 người xuất sắc nhất sẽ ở lại. Vào tháng 7, Happy Camp phát sóng "Don't Talk, hát", trong mỗi số, khách mời và khoái lạc gia tộc tham gia sáng tác các ca khúc mới và biểu diễn trực tiếp. Phát sóngKênh phát sóng là Đài Truyền hình vệ tinh Hồ Nam, kể từ năm 1997 tới nay. Ban đầu ngày phát sóng là thứ sáu, nhưng theo ý của Hà Cảnh, lúc đó còn là giáo viên đại học mà đổi sang thứ bảy. Hiện tại thời gian phát sóng là 20:10 mỗi buổi tối thứ bảy. Thời gian phát lại là 12:00 mỗi chủ nhật. Vì trước khi phát sóng sẽ có 5 phút quảng cáo, nên thời gian phát sóng thực tế sẽ chậm hơn một chút. Khi có sự kiện quan trọng thì chương trình có thể nhường sóng. Ví dụ trong đợt nghỉ dài và tết cũng như quốc khánh có thể sẽ phát lại các số cũ, vào ngày quốc tang vì động đất Tứ Xuyên cũng từng ngừng phát sóng; ngày 27 tháng 11 năm 2010, vì tiếp sóng lễ bế mạc Á vận hội và phối hợp tuyên truyền phim điện ảnh "Triệu thị cô nhi" mà hoãn một ngày tới ngày 28 tháng 11 mới phát sóng; ngày 5 tháng 9 năm 2015 vì kỉ niệm trong 70 năm chiến tranh phản phát xít thắng lợi mà lùi một ngày tới ngày 6 tháng 9 phát sóng. Thay đổi phần mở đầu
Nhóm sáng tạoNhóm chế tác
Người dẫn chương trình
Ghi chú
Danh sách chương trìnhGiải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài |