Hanukkah
Hanukkah (tiếng Hebrew: חנוכה) là một lễ hội truyền thống kéo dài tám ngày của dân tộc Do Thái. Lễ hội bắt đầu vào ngày thứ 25 của tháng Kislev (tháng thứ ba của năm dân sự và tháng thứ chín của năm giáo hội theo lịch Do Thái), vốn có thể rơi vào bất kỳ lúc nào giữa tháng 11 đến cuối tháng 12 dương lịch. Hanukkah còn có tên gọi là Lễ hội Ánh sáng. Đặc điểm nổi bật của lễ hội là người dân sẽ thắp một ngọn đèn vào mỗi đêm của lễ hội, cho đến đêm thứ 8 sẽ có 8 ngọn đèn được thắp sáng. Tưởng niệmHanukka trong tiếng Do Thái có nghĩa là "dâng tặng", đánh dấu ngày người dân Do Thái giành lại Jerusalem và Ngôi đền thiêng từ tay vương quốc Seleukos vào năm 168 trước CN. Theo kinh Torah thì sau khi chiếm được Jerusalem, vua Seleukos Antiochos IV Epiphanes đã đặt đạo Do Thái ra ngoài vòng pháp luật, và cho dựng những tượng thần Hy Lạp bên ngoài Ngôi đền thiêng của Jerusalem. Sau chiến thắng của vị anh hùng Maccabe trong Cuộc khởi nghĩa Maccabee, Jerusalem được thu hồi và Ngôi đền được làm lễ Hiến dâng. Theo truyền thuyết, người Do Thái dựng một cột lớn bên trong có chứa dầu oliu để thắp lại ngọn lửa vĩnh cửu tại đây, nhưng người ta không kiếm đủ dầu sạch để cho vào cột đèn đó nhưng do một phép lạ, ngọn lửa đã cháy liên tục trong 8 ngày liền. Vì vậy, Lễ hội ánh sáng được tổ chức cùng với lễ đốt nến truyền thống. Tám cây nến được cắm trên cùng một chiếc bàn nến gọi là Menorah. Mỗi ngày người ta đốt cháy hết một cây nến và Lễ hội sẽ kết thúc khi cây nến thứ tám được đốt hết. Trong 8 ngày kỷ niệm Hanukkah, tín đồ Do Thái giáo thực hiện một số nghi lễ như kiêng kỵ các thông tục thường ngày và đọc kinh cầu nguyện. Không khí của Hanukkah cũng thiêng liêng như lễ Giáng sinh với những lễ vật cổ truyền và những món ăn truyền thống để trao đổi nhau trong thời gian lễ hội. Nguồn gốc lịch sửLời kể của JosephusNhà sử học người Do Thái Titus Flavius Josephus đã kể lại trong cuốn sách của ông, Antiquities Do Thái XII, người chiến thắng Judas Maccabeus đã ra lệnh cho lễ hội tám ngày mỗi năm được tổ chức một cách hoành tráng sau khi giành lại được ngôi đền thờ ở Jerusalem vốn đã bị Antiochus IV Epiphanes làm cho ô uế dơ bẩn.[1] Josephus không nói lễ hội này được gọi là Hanukkah mà là Lễ hội ánh sáng:
Zot HanukkahNgày cuối cùng của Hanukkah được biết đến với cái tên Zot Hanukkah, bắt nguồn từ một câu trong kinh thánh ở sách Dân Số chương 7 câu 84, Zot Hanukkat Hamizbe'ach có nghĩa là cung hiến bàn thờ. Theo những lời dạy của Kabbalah và Hasidism, ngày này là "con dấu" cuối cùng của mùa lễ trọng của lễ đền tội lỗi Yom Kippur và được coi là thời gian để ăn năn hối lỗi hối hận vì tình yêu đối với Thiên Chúa. Theo tinh thần này, nhiều người Do Thái Hasidic chúc tết mỗi người với câu chúc Gmar chatimah tovah ("Nguyện ngươi được phong ấn hoàn toàn cho điều tốt lành"), đó là một lời chúc tết truyền thống cho mùa đền tội lỗi Yom Kippur. Chuyện ấy được dạy trong văn học Do Thái Hasidic và Kabbalistic rằng ngày đó là một ngày đặc biệt tốt đẹp cho việc hoàn thành các lời đọc kinh cầu nguyện. Maoz TzurTrong truyền thống Do Thái Ashkenazi, mỗi đêm sau khi thắp nến, thánh ca Ma'oz Tzur được hát. Bài hát có sáu đoạn. Đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng giải quyết về các chủ đề chung về sự cứu rỗi của Thiên Chúa, và bốn đoạn giữa giải quyết các sự kiện khủng bố trong lịch sử Do Thái, và ca ngợi Đức Chúa Trời đã cho dân tộc Do Thái sống sót tồn tại mặc cho những bi kịch thảm khốc này đã xảy ra. Các thảm kịch đã xảy ra cho dân tộc Do Thái bao gồm: cuộc di dân từ Ai Cập, người Babylon xầm chiếm độ hộ, phép lạ của lễ hội Purim, chiến thắng Vương quốc Hasmoneus), và một khao khát dài mòn mỏi rằng xứ Judea cuối cùng sẽ chiến thắng La Mã. Bài hát được sáng tác vào thế kỷ thứ mười ba bởi một nhà thơ chỉ được biết đến thông qua các chữ viết tắt được tìm thấy trong những chữ cái đầu tiên của năm bài thơ đầu tiên của bài hát: Mordechai. Giai điệu quen thuộc có lẽ là có từ nguồn gốc của một bài thánh ca Đức Tin của Hội thánh Tin Lành Đức hay một bài hát dân ca phổ biến.[3] Các phong tục khácSau khi thắp nến và đọc kinh Ma'oz Tzur, xướng các bài hát Hanukkah khác là truyền thống quen thuộc đậm đà bản sắc dân tộc trong nhiều ngôi nhà và căn hộ của người Do thái. Một số người Do Thái Hasidic và Sephardi hát các bài Thánh Vịnh, chẳng hạn như là Thánh Vịnh 30, Thánh Vịnh 67 và Thánh Vịnh 91. Ở Bắc Mỹ và ở Israel thì họ thường trao quà hoặc tặng quà cho trẻ em thiếu nhi tại thời điểm này. Ngoài ra, nhiều gia đình khuyến khích con cái của họ tặng tzedakah (làm từ thiện) thay vì cho quà các cho chính bản thân họ. Phong tục khácThông thường phụ nữ không được làm việc ít nhất nửa giờ đầu sau khi đốt nến, và một số người có thói quen không làm việc trong suốt thời gian đốt nến. Ăn chay cũng bị cấm để và việc vui chơi cũng bị cấm trong Hanukkah.[4] Đọc kinh cầu nguyện với mấy cây nếnThông thường có ba phần đọc kinh cầu nguyện (brachot, singular: brachah) được đọc trong lễ hội kéo dài tám ngày này khi đang thắp nến: Vào đêm đầu tiên của Hanukkah, người Do Thái đọc thuộc lòng cả ba kinh phước lành; vào tất cả các đêm tiếp theo, họ chỉ đọc kinh hai phần đầu tiên.[5] Các kinh kệ phước lành được đọc kinh cầu nguyện trước hoặc đọc kinh cầu nguyện sau khi nến được thắp sáng tùy theo phong tục truyền thống của mỗi môn phái và cộng đồng. Vào đêm đầu tiên của Hanukkah thì một cây nến được đốt (nến hoặc dầu) được thắp sáng ở phía bên phải của cây nến menorah, và vào đêm tiếp theo, một cây thứ hai được đặt ở bên trái của cây đầu tiên nhưng cấy ấy được thắp sáng đầu tiên, và tiếp tục từ việc đặt nến bên phải sang trái tuy nhiên khi đốt nến thì đốt nến từ trái sang phải (tiếng Hebrew đọc và viết từ trái sang phải) trong tám đêm của ngày lễ Hanukkah. Hanerot HalaluSau khi thắp nến, bài hát thánh ca Hanerot Halalu được xướng lên. Có nhiều phiên bản khác nhau; phiên bản trình bày ở đây được đọc trong nhiều cộng đồng Do Thái Ashkenazi:[6]
Tầm quan trọng của sự tượng trưngNhững ngày lễ chính của người Do Thái là những ngày khi tất cả các hình thức làm việc đều bị cấm, và có các bữa ăn lễ truyền thống, kiddush, thắp sáng ánh nến ngày lễ, vv.. Chỉ những ngày lễ theo lịch sử kinh thánh thì mới phù hợp với các tiêu chuẩn này và ngày lễ Chanukah được thiết lập sau hai thế kỷ sau khi việc viết Kinh thánh Hebrew được hoàn thành ghi chép xong. Tuy nhiên, mặc dù ngày lễ Chanukah là nguồn gốc của rabbinic, ngày lễ thường được tổ chức kỷ niệm như là một ngày lễ chính thức và được tổ chức rất công khai ngoài công cộng. Vị trí trưng bày menorah hoặc Chanukiah cho thiên hạ xem thấy, thường thìh ọ đặt menorah ở cửa ra vào hoặc họ đặt menorah ở các cửa sổ, những hành động ấy tượng trưng cho sự mong muốn tột cùng mãnh liệt đầy khao khát về sự xuất hiện các phép lạ sẽ xảy ra trong ngày lễ Chanukah.[7] Một số nhà sử học Do Thái đề xuất một cách giải thích khác về sự miễn cưỡng của chế độ mà tôn vinh ca ngợi chủ nghĩa quân phiệt. Thứ nhất, các rabbi đã viết ra sau khi các nhà lãnh đạo Hasmonean đã gài bẫy xứ Judea vào lòng bàn tay của La Mã và do đó có thể họ không muốn cho gia đình nhiều lời khen ngợi. Thứ hai, họ rõ ràng muốn thúc đẩy dân chúng vướng vào một cảm giác phụ thuộc vào Thiên Chúa, thúc giục người Do Thái nhìn về phía Thiên Chúa để được bảo vệ gìn giữ. Họ có thể sợ đến việc gây kích động nhân dân Do Thái rồi việc kích động ấy sẽ dẫn đến cuộc nổi dậy khác của quần chúng Do Thái mà sự nổi loạn đó có thể kết thúc trong một thảm họa lớn tàn khốc, như những gì dân tộc Do Thái đã từng trải nghiệm và đã trừng trải qua vào 135 C.E.[8] Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hanukkah. |