Hồ Phú NinhHồ Phú Ninh là một hồ chứa nước nhân tạo, hồ nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng (có sân bay quốc tế) khoảng 70 km, cách sân bay Chu Lai của tỉnh Quảng Nam khoảng 15 km. Đập chính nằm tại xã Tam Ngọc, Thành phố Tam Kỳ, có tọa độ địa lý 15°30' Bắc và 108°43' Đông. Công trình được khai thác bởi Công ty Khai thác thủy lợi Phú Ninh. Hồ Phú Ninh từng là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, khi khánh thành là hồ lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Dầu Tiếng tại tỉnh Tây Ninh [1][2]. Hồ Phú Ninh đã được công nhận là di tích lịch sử-danh thắng cấp quốc tế. Quy mô hồ chứaHồ Phú Ninh là công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước 3.433 ha và 23.000 ha rừng phòng hộ. Hồ có sức chứa 344 triệu m³ nước phục vụ tưới tiêu cho 23.000 ha lúa và hoa màu thuộc các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thành phố Tam Kỳ và một phần diện tích của huyện Duy Xuyên. Trong lòng hồ Phú Ninh có suối nước khoáng nóng. Mỗi năm Hồ Phú Ninh cho thu hoạch hơn 80 tấn cá các loại. Đập chính được làm bằng đất nện lát đá bề mặt với chiều cao tính từ chân đập là 36 m, chiều dài đập là 360 m. Tổng chiều dài tuyến kênh chính sau đập là 52 km, cùng với chiều dài kênh cấp I: 183,1 km, kênh cấp II, III: 244,2 km. Công trình được xây dựng vào năm 1977 và chính thức đưa vào sử dụng năm 1986. Sinh thái khu vực hồTrong hồ có khoảng 30 đảo nhỏ với cảnh quan đẹp đang được đầu tư phát triển du lịch. Tổng diện tích vùng phòng hộ của Hồ Phú Ninh là 23.409ha, nằm trong diện tích của huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành. Theo số liệu chi cục kiểm lâm Tỉnh Quảng Nam (năm 2000), khu vực rừng phòng hộ Phú Ninh có 15.768 ha rừng, trong đó 1.500 ha rừng trồng. Vùng phòng hộ có 34 loài thú, 26 loài bò sát và 14 loại động thực vật được ghi vào sách đỏ Việt Nam, là nơi bảo tồn hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý, với hệ động thực vật phong phú[3][4]. Giữa hồ có nguồn nước khoáng thiên nhiên chứa hàm lượng khoáng chất cao, có tác dụng chữa bệnh, đang được khai thác thương mại. Trước khi chặn dòng làm hồ, suối nước nóng này tự phun lên cao hơn mặt đất chừng 3m với nhiệt độ đạt 60 đến 70oC, công suất đạt 100m³/ngày [5]. Nhà máy thủy điện Phú Ninh với quy mô nhỏ được xây dựng để tận dụng sức nước của dòng kênh chính. Lượng điện phát ra hằng năm dao động trong khoảng 1,5-3 triệu kWh[3]. Vị trí và diện tích hồVị trí: Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Đại, Huyện Phú Ninh, Quảng Nam Giới hạn vùng hồVùng hồ Phú Ninh có ranh giới quy hoạch như sau:
Diện tíchTổng diện tích vùng phòng hộ của Hồ Phú Ninh là 23.409 ha, nằm trong diện tích của huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành, trong đó:
Đặc điểm tự nhiên vùng hồĐặc điểm địa hìnhVùng hồ Phú Ninh có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình 100 – 300 m, có một số đỉnh núi cao 500 – 700 m so với mặt nước biển. Độ dốc trung bình trên 100, mặt bằng nghiêng theo hướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc tạo vùng trũng lòng chảo Phú Ninh. Phía Nam là vùng núi liên hoàn với các vùng núi của Quảng Ngãi, có nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn (16-450) làm địa hình chia cắt mạnh. Phía Bắc và Tây Bắc đồi núi thấp, dạng từng đồi bát úp, độ dốc nhỏ (110 - 250) tạo nhiều thung lũng bằng và rộng quanh lòng chảo Phú Ninh. Đất đai, thổ nhưỡngĐất feralít đỏ vàng trên đá Sa Thạch (61,11%), phân bố hầu khắp, dễ bị xoá mòn, khó phát triển cây lương thực, hoa màu. Đất feralít vàng đỏ trên nền Mác Ma (khoảng 20%), thường có rừng bao phủ. Đất phù sa dốc tụ (15-17%) là các thung lũng ven các suối, là điểm dân cư và nương rẫy. Khí hậuHồ Phú Ninh nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, có khí hậu mùa Đông không lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ. Một năm chia làm 2 mùa khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau, là vùng có lượng mưa khá lớn. Theo số liệu thực đo tại trạm Tam Kỳ tổng kết trong nhiều năm khí hậu có đặc trưng cơ bản như sau: Nhiệt độ
Độ ẩmĐộ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm 82%, thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 10 độ ẩm tương đối đạt từ 82 - 88%. Từ tháng 4 đến tháng 9 độ ẩm trung bình tháng nằm trong khoảng 75% - 81% Lượng mưaLượng mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12
GióKhu vực hồ Phú Ninh có 2 hướng gió chính là hướng Đông và Đông Bắc:
Thời tiết đặc biệt
Các địa hình cơ bản
Các hệ sinh thái cơ bản
Hệ động thực vật vùng lòng hồThảm thực vật và rừng: Các quần xã thực vật chủ yếu:
Nhìn chung, các quần xã rừng ở vùng hồ bị tác động xấu, không có lợi về mặt môi trường do ảnh hưởng của chiến tranh còn lại và việc khai thác hiện nay. Thành phần loài thực vậtRừng Phú Ninh có thành phần loại thực vật khá phong phú, gồm khoảng 369 loài thực vật, 10 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đánh giá chung giá trị tài nguyên thực vật: Có khoảng trên 250 loài có giá trị tài nguyên, trong đó nhóm làm thuốc có 211 loài, nhóm cho gỗ 85 loài, nhóm cây làm cảnh, bóng mát 66 loài, nhóm cây cho quả và lương thực, thực phẩm 50 loài, nhóm cây cho sợi và nguyên liệu thủ công (14 loài), nhóm cây cho nhựa, dầu, tinh dầu 22 loài. Động vậtBao gồm 3 nhóm động vật chính:
Đánh giá giá trị tài nguyên động vật:
Chú thích
Tham khảo |