Hồ Bogoria

Hồ Bogoria
Hồng hạc kiếm ăn trên mặt hồ
Địa lý
Tọa độ0°15′B 36°06′Đ / 0,25°B 36,1°Đ / 0.250; 36.100
Nguồn cấp nước chínhSông Sandai, Emsos và các suối
Lưu vực700 km²
Quốc gia lưu vựcKenya
Độ dài tối đa34 km
Độ rộng tối đa3,5 km
Cao độ bề mặt990 m
Hình ảnh vệ tinh hồ Bogoria từ World Wind.

Hồ Bogoria là một hồ muối, kiềm nằm trong một khu vực núi lửa trong bồn địa bán địa hào phía nam hồ Baringo, Kenya. Hồ Bogoria cũng như các hồ Nakuru, Elmenteita, và Magadi xa hơn về phía nam của Thung lũng Tách giãn Lớn, cũng như hồ Logipi ở phía bắc, là nơi trú ẩn theo mùa của quần thể hồng hạc nhỏ lớn nhất thế giới. Hồ Bogoria là một khu Ramsar và cũng là khu bảo tồn quốc gia kể từ ngày 29 tháng 11 năm 1973. Hồ Bogoria là hồ nông, cạn (với độ sâu chỉ khoảng 10 mét). Nó có chiều dài 3,5 km và rộng khoảng 34 km, với một lưu vực là 700 km².

Điểm đặc trưng chính của hồ này là đầm lầy Kesubo nằm về phía bắc của hồ và vách đá Siracho nằm ở phía đông, tất cả đều nằm trong khu bảo tồn. Bogoria cũng nổi tiếng với các mạch nước phunsuối nước nóng dọc theo bờ hồ và trong hồ. Tại bốn địa điểm quan sát quanh hồ, có thể thấy ít nhất 10 mạch nước phun, trong đó có những mạch nước phun cao tới 5 mét.[1] Tuy nhiên, hoạt động của các mạch nước này lại chịu ảnh hưởng của lượng nước trong hồ, khi nó làm ngập hay để lộ ra các lỗ phun.

Hồ Bogoria chứa nồng độ cao các ion Na+, HCO3 và CO32−. Chúng bắt nguồn từ dòng chảy vào của sông Waseges (sông Sandai) và sông Emsos. Tại 3 địa điểm trên bờ hồ (Loburu, Chemurkeu và nhóm phía nam gồm Ng'wasis, Koibobei, Losaramat) có khoảng 200 suối nước nóng. Bogoria cũng là nơi có mật độ mạch nước phun thực sự cao nhất châu Phi (ít nhất 18 mạch nước phun được biết đến). Hồ có tính kiềm, với độ pH là 10,5 và là hồ nước mặn với lượng muối lên tới 100 g muối/lít nước hòa tan. Do quanh hồ không có các dòng thoát nước nên nước trở thành mặn là do quá trình bay hơi cao trong khu vực bán khô cằn này. Ngoài ra, Bogoria cũng là một hồ phân tầng, với nước bề mặt ít mặn và nhẹ hơn so với nước phía dưới đáy. Mặc dù là siêu mặn, nhưng hồ có mật độ cao loài tảo lam (Arthrospira fusiformis) là nguồn thức ăn của chim hồng hạc. Có rất ít các loài sinh vật khác trong hồ, như loài luân trùng Brachionus sp. Austria.

Khu vực hồ là quê hương truyền thống của người Endorois, những người đã bị buộc phải rời khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Năm 2011, cùng với hồ NakuruElmenteita, Bogoria trở thành một phần của hệ thống các hồ Kenya trong Thung lũng Tách giãn Lớn được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO.[2]

Toàn cảnh hồ Bogoria.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Loburu Geysers and Hot Springs, Lake Bogoria”. Wondermondo.
  2. ^ Các hồ Kenya trong Thung lũng Tách giãn Lớn Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011.
  • Tiercelin, J.J. and Vincens, A. (Eds) 1987. Le demi–graben de Baringo–Bogoria, Rift Gregory, Kenya: 30,000 ans d’histoire hydrologique et sédimentaire. Bulletin des Centres de Recherches Exploration-Production Elf-Aquitaine, v. 11, p. 249–540.
  • Renaut, R.W. and Tiercelin, J.-J. 1993. Lake Bogoria, Kenya: soda, hot springs and about a million flamingoes. Geology Today, v. 9, p. 56-61.
  • Renaut, R.W. and Tiercelin, J.-J. 1994. Lake Bogoria, Kenya Rift Valley: a sedimentological overview. In: Sedimentology and Geochemistry of Modern and Ancient Saline Lakes. (Eds R.W. Renaut and W.M. Last), SEPM Special Publication, v. 50, p. 101–123.
  • North Lewis, M. 1998. A Guide to Lake Baringo and Lake Bogoria. Horizon Books. (ISBN 9966-868-17-8)
  • Harper, D.M., Childress, R.B.. Harper, M.M., Boar, R.R., Hickley, P., Mills, S.C., Otieno, N., Drane, T., Vareschi, E., Nasirwa, O.1, Mwatha, W.E., Darlington, J.P.E.C., and Escuté-Gasulla, X. 2003. Aquatic biodiversity and saline lakes: Lake Bogoria National Reserve, Kenya. Hydrobiologia, v. 500, p. 259-276.
  • Renaut, R.W. and Owen, R.B. 2005. The geysers of Lake Bogoria, Kenya Rift Valley, Africa. GOSA Transactions, v. 9, 4–18.

Liên kết ngoài