Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Marx LeninHọc thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Marx – Lenin hay còn gọi là Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Chủ nghĩa Marx – Lenin là hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Marx – Lenin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói riêng.[1] Tập trung vào phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, Lý luận của những người Marxist đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể những vấn đề chung nhất về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hình thức nhà nước, bộ máy nhà nước và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng kiến trúc chính trị – pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx – Lenin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước của F. Engels. Qua tác phẩm này, Engels đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. F. Engels đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước.[2] Sau đó lý luận này được những người Marxist tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện mới. Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học bắt buộc trong chương trình học Đại học đối với các ngành khoa học xã hội như Luật học, chính trị, hành chính, khoa học xã hội và nhân văn ở các Trường Đại học tại Việt Nam. Nguồn gốcLịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Sự ra đời của nhà nướcF. Engels đã mô tả sự ra đời của nhà nước trên cơ sở sự tan rã của chế độ thị tộc. Theo đó xã hội loài người qua quá trình phát triển đã dẫn đến sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Vào thời cổ đại đã diễn ra ba lần phân công lao động xã hội.
Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.
Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước. Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội… và giữa cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự.[7] Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.[8] Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư sản và sau cùng là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân trực tiếpNguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. V. I. Lenin nhận định: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.[9] Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
Hình thức xuất hiệnSự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau về kinh tế, xã hội và ngoại cảnh. Theo F. Engels có ba hình thức xuất hiện điển hình:
Bản chất giai cấpNhà nước ra đời tựa hồ đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác.
Vì thế, về bản chất Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác,[13] là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Theo chủ nghĩa Marx thì không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Cũng theo những người Marxist, tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bị khúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định hoặc nhà nước cũng có thể thực hiện sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấp khác (theo kiểu khế ước xã hội). Những trường hợp trên là có tính chất ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và của cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sự thoả hiệp tạm thời giữa các giai cấp với nhau và tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất định.
Đặc trưngCác nhà nước được tổ chức một cách khác nhau. Song, theo Chủ nghĩa Marx – Lenin thì bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau: Quản lý dân cư theo lãnh thổKhác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định. Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát và để cho công dân thực hiện nhưng quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể họ thuộc thị tộc và bộ lạc nào.[17] Thiết lập quyền lực công cộngNhà nước lúc này đã tách phần nào khỏi xã hội và không còn hòa nhập với dân cư nữa, quyền lực trong xã hội không thuộc về xã hội và thuộc về giai cấp thống trị. Và để thực hiện quyền lực công cộng cần có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế.
Điều này dẫn đến Nhà nước tổ chức một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội, khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù, v.v.) và bộ máy quản lý hành chính mà xã hội (cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quan lại nha sai....) mà xã hội thị tộc, bộ lạc không hề biết đến trước đó. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế (tổ chức) bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế quản lý. Hệ thống thuế khóaNhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức mà được luật lệ định ra để nuôi sống bộ máy cai trị, chi cho các hoạt động thường xuyên hay đột xuất của nhà nước. Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức. Sỡ dĩ nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy của nhà nước bao gồm những người đặc biệt, tách khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý, bộ máy đó phải được nuôi dưỡng từ nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp (vì Nhà nước và nhân viên của nó đã tách hẳn khỏi sản xuất nên không thể có thu nhập). Nếu thiếu thuế thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại được và mặt khác chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội. Chức năngBản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa của một nền kinh tế vì nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế.
Thống trị và xã hộiChức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất. F. Engels viết:
Đối nội và đối ngoạiSự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại. Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại là sự liên tục của chức năng đối nội. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế (toàn cầu hóa, thế giới phẳng) thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, theo quan điểm Marxist thì cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội. Kiểu nhà nướcKiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Khác với kiểu nhà nước, hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước... Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế-xã hội phong kiến và hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất "giai cấp vô sản", nhưng lại là một kiểu nhà nước đặc biệt. Nhà nước Chiếm hữu nô lệNhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô là hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người và được coi là được coi là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc...). Các nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên xuất hiện khoảng 4000 - 5000 năm trước công nguyên ở châu Á và Bắc Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập...) và ở châu Âu (Hy Lạp, La Mã)... Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô chính là quan hệ sản xuất được đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, chủ nô có toàn quyền bóc lột nô lệ, nô lệ phải hoàn toàn phục tùng chủ nô, và trở thành những công cụ biết nói. Về tổ chức nhà nước, đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ.
Nhà nước Phong kiếnĐây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Tiền đề hình thành nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân (chế độ tô, địa tô, sưu dịch...) về cơ sở xã hội, tồn tại hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, cùng nhiều tầng lớp khác nhau nhưng lực lượng sản xuất chính chính là nông dân (nông dân, tá điền, nông nô) và đây là một xã hội có kinh tế chủ đạo là tự cung tự cấp. Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước khá phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Mỗi lãnh chúa phong kiến (hay chúa đất phong kiến) là một ông vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Nhưng sau đó nhà nước này dần dần chuyển biến từ phân quyền đến tập quyền chuyên chế, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến. Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ, Ba Tư), hình thức quân chủ tập quyền (quân chủ chuyên chế tập quyền) là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Hình thức này còn được tìm thấy ở các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. Về mặt từ nguyên, phong kiến là từ ghép của phong tước và kiến địa hay phong hầu và kiến ấp. Các vua chúa thời kỳ này thường phong tước cho những người thân thích, đồng thời chia (ban thưởng) đất đai cho những người này để hình thành các nước chư hầu. Việc phân phong đất đai ở châu Á chủ yếu lại diễn ra ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với điển hình là thời kỳ Xuân Thu ở Trung Quốc. Vua nhà Chu phân đất cho các con em trong họ và các quan lại, hình thành nên hơn 100 nước chư hầu và đó là mầm mống loạn lạc trong những thời kỳ sau này. Nhà nước phong kiến thường lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (như các học thuyết thiên mệnh, học thuyết của Thiên Chúa giáo, Bà La Môn...). Nhà nước Tư sảnNhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như Cộng hoà Đại nghị, Cộng hoà Tổng thống, Cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính) trong đó hình thức cộng hoà Đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các. Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó - đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. V. I. Lenin đã phát biểu rằng:
Tuy nhiên có thể thấy trước khi có nền dân chủ vô sản thì nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền dân chủ trong lịch sử. Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của nhà nước. Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó là những nhân tố nội tại dẫn tới phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Chuyên chính vô sảnChuyên chính vô sản là một giai đoạn cách mạng quan trọng để giành chính quyền tư sản về tay những người vô sản. Karl Marx khẳng định rằng:
Theo lý thuyết của chủ nghĩa Marx – Lenin thì giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình, ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế – xã hội. Khi đề cập tới vấn đề này, V. I. Lenin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử, đó là nhà nước không còn nguyên nghĩa, là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước tư sản không phải bằng con đường thủ tiêu, xóa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước tư sản được dự báo là một quá trình rất lâu dài. Và cũng do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản. Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở. Nhà nước vô sảnTheo Chủ nghĩa Marx – Lenin thì Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này được cho là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước - đó là nền tảng liên minh công - nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và ngày càng củng cố với những người lao động khác. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v..[25] là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản. Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới. Nhà nước xã hội chủ nghĩaĐây cũng là một tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Công xã Paris năm 1871 đã sản sinh ra nhà nước vô sản kiểu Công xã (hình thức này làm tiền đề cho các kiểu tổ chức sau đó như Công xã Quảng Châu ở Trung Quốc. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là Xô viết (ở Liên Xô và các nước Đông Âu sau cách mạng tháng 10 Nga, Xô viết Nghệ Tĩnh từng tồn tại trong thời gian ngắn ở Việt Nam...), ở một số nước, nhà nước vô sản còn tồn tại dưới hình thức nhà nước dân chủ nhân dân (như Mông Cổ, Triều Tiên, Lào...). Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy, tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước, tùy thuộc vào nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, tùy thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx – Lenin cũng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân loại đã sản sinh ra. Ví dụ, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa khái niệm và thuật ngữ "dân chủ", với bản chất nhất là "quyền lực của dân". Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện...), hành pháp (Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng) và tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát, Viện Công tố...). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích... thì khác về căn bản so với nhà nước "Tam quyền phân lập tư sản". Bản chất, chức năngTheo chủ nghĩa Marx – Lenin, bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...). Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc, do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện cả bằng việc thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó. Khi đề cập tới sự cần thiết phải sử dụng phương thức thứ hai vừa nêu, C.Mác cho rằng sở dĩ giai cấp vô sản cần sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng của mình vì chính giai cấp tư sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự tư bản chủ nghĩa của chúng. Tiếp tục phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ tới mức nội chiến do lực lượng phản cách mạng gây ra, V. I. Lenin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại của nhà nước nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. V. I. Lenin nhấn mạnh bạo lực của chuyên chính vô sản là vì cách mạng Nga nổ ra và tồn tại trong hoàn cảnh có sự chống đối dữ dội của bọn bóc lột, thêm vào đó, 14 nước đế quốc liên kết với nhau để đàn áp chính quyền Xô viết. Trước sự tấn công của đối thủ, V. I. Lenin đương nhiên phải gắn chuyên chính vô sản với tình thế một cuộc đấu tranh, hơn nữa, đó lại là một cuộc đấu tranh ác liệt, lâu dài và dai dẳng hơn nhiều so với bất kỳ một cuộc đấu tranh nào trước đây.[26] Việc chú ý tới bối cảnh lịch sử như vậy cho phép chúng ta khẳng định rằng, đặc điểm đó của chuyên chính vô sản do V.I.Lênin nêu ra không phải là phổ biến. Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi chính sách, do đó, nó cũng là cái vốn có của nhà nước vô sản. Cả Marx, Engels và Lenin đều xem tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải tiến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản là cái căn bản hơn trong chức năng của chuyên chính vô sản. Đặt mối tương quan với chức năng tổ chức – xây dựng, thì chức năng trấn áp chỉ là việc quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng[27] mà chưa phải là bản thân việc xây dựng. Nhiệm vụNgay từ năm 1847, F. Engels đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, thì tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. Sau đó một năm, khi xác định những nấc thang, những giai đoạn của cuộc cách mạng công nhân nhằm đi tới giải phóng và phát triển toàn diện con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xem việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất. Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, V. I. Lenin đã trực tiếp giải quyết, xây dựng xã hội mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết, mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy, V. I. Lenin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức và xây dựng của chuyên chính vô sản. Ông xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ bức bách, quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản. Không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, V. I. Lenin còn làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế: để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản, phát triển mạnh các lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới: nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ cơ bản...[28] Trong lĩnh vực xã hội: phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập hợp đông đảo những người lao động: cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài. Đề cập chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước chuyên chính vô sản, V. I. Lenin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo V. I. Lenin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội, V. I. Lenin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V. I. Lenin quan niệm: nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị... phải chiến thắng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân. Tư tưởng Hồ Chí MinhTại Việt Nam, học thuyết về nhà nước của Chủ nghĩa Marx – Lenin hay còn gọi là lý luận về nhà nước và pháp luật đã được Hồ Chí Minh việt hóa thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam cũng như thực tiễn đấu tranh giành, giữ chính quyền cộng sản cộng với những năm tháng quản lý, chỉ đạo điều hành miền Bắc Việt Nam và một số vùng miền cộng sản kiểm soát tại miền Nam Việt Nam. Những tư tưởng này được tập hợp và được cộng sản Việt Nam khái quát đặt tên thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, một nhà nước trong sạch, vững mạnh[29] và được coi là tài liệu tuyên truyền bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, công chức, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đưa vào các trường Đại học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng và học tập những lý luận bên ngoài, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi cho số đông người và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Hồ Chí Minh đã từng có chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhà nước nhân dânNhà nước của dân: Nhà nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước của dân, ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, ông có ghi chú rằng: "Nhà nước Việt Nam dân chủ kiểu mới là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cơ sở xã hội của nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.[30] Và từ năm 1941, ông cũng đã có chủ trương rằng: Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới, không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung, của toàn thể dân tộc, chỉ trừ bọn tay sai của đế quốc Pháp Nhật và những bọn phản quốc…, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam, hết thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy[31]". Theo như cách hiểu mà ông đã thể hiện thì quan điểm của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã chủ trì lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của ông được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 nêu rõ: "Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo hay Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết". Nhân dân lao động mà làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.[31] Như thế, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí cao. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, cậy thế làm càn với dân, quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân mà ông hay quở trách. Nhà nước do dân: Nội dung này có thể nói ngắn gọn là nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh thẳng thừng tuyên bố rằng: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần, quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ. Ông cũng đưa ra những câu nhận định đại loại như: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân hay như ý kiến: Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, và dân như nước, mình như cá, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân.
Nhà nước vì dân: Theo những người nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh thì họ cho rằng Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để thăng quan, phát tài, chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra... Nhà nước vì dân theo ông này là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Và nhiệm vụ của nhà nước là phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.[32] Nhà nước vì dân cũng theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng để đè đầu cưỡi cổ nhân dân như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân.
Nhà nước Pháp quyềnNhững nhà soạn thảo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng: Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản Yêu sách 19 điểm của nhân dân An Nam do ông ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919 nhưng đã bị phớt lờ. Sau này, khi nắm quyền lực, Hồ Chí Minh càng để ý đến việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Trên thực tế cho thấy, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã hối thúc tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành gấp rút và chóng vánh vào ngày 06 tháng 1 năm 1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong một diễn biến tiếp theo vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội Khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ đã được dựng lên và tự tuyên bố là có đầy đủ giá trị pháp lý để thay chính quyền của Pháp và chính phủ Trần Trọng Kim quản lý, cai trị chính thống ở Việt Nam. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã cho thấy. Cũng từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề thần linh pháp quyền trong đời sống xã hội. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn. Trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh chú ý và bỏ công xây dựng pháp chế để bảo đảm quyền làm chủ của dân chúng. Ông cũng tự mình làm gương về lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tự giác khép mình chấp hành kỷ luật. Ông cũng cho rằng công tác giáo dục pháp luật (tuyên truyền) cho mọi người là quan trọng. Đội ngũ công bộcĐây cũng là một nội dung quan trọng và thường được Hồ Chí Minh nhắc nhiều trong tư tưởng của mình về xây dựng nhà nước. Một nhà nước chỉ có thể có hiệu lực, thực thi được quyền lực của mình thông qua nhân tố quan trọng chính là cán bộ, công chức, lính tráng, thừa lại. Để chủ trương chính sách và lợi ích của Đảng cầm quyền được thực thi thì phải thông qua từng vị trí cán bộ, công chức, viên chức cụ thể. Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mà ông cho là lý tưởng để sử dụng hiệu quả:
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Bắc Việt, Hồ Chí Minh rất phật ý và thường xuyên đề cập đến những tiêu cực trong Chính quyền của ông, những cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp dưới quyền của ông thay vì tỏ ra là những nô tài trung thành và cúc cung tận tụy với nhân dân thì thực tế họ hay gặp phải những tiêu cực như:
Tham khảo
Chú thích
|