Hệ thống cấp bậc quân sự khối NATOHệ thống cấp bậc quân sự khối NATO là hệ thống đối chiếu cấp bậc quân sự tiêu chuẩn nhằm so sánh tương đương các hệ thống quân hàm khác nhau được sử dụng bởi các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Định nghĩaNATO duy trì "thang xếp hạng tiêu chuẩn" trong nỗ lực để đối chiếu tương đương giữa các hệ thống quân hàm khác nhau được sử dụng bởi các thành viên trong khối. Hệ thống này được thành lập vào năm 1978, trong tài liệu STANAG 2116, có tên chính thức là Mã NATO cho các Cấp bậc Nhân viên Quân sự (NATO Codes for Grades of Military Personnel). Có hai hệ thống đối chiếu (một cho sĩ quan, một cho hạ sĩ quan), mặc dù không phải tất cả các quốc gia thành viên đều sử dụng tất cả các bậc đối chiếu tương đương của NATO và một số quốc gia có nhiều hơn một cấp bậc tại một số bậc đối chiếu (VD: nhiều quốc gia có hai cấp bậc quân sự tại bậc đối chiếu OF-1 của NATO). Cấp Sĩ quanCác bậc từ OF-1 đến OF-10 (từ dưới lên trên) được sử dụng cho các bậc sĩ quan ("officer / officier").[1]
Cấp Quân nhân chuyên nghiệp (Chuẩn úy)
Cấp Hạ sĩ quan, Binh sĩ
So sánh với các hệ thống khácSố lượng cấp bậc quân sự trong hệ thống của NATO gần tương ứng với hệ thống trả lương của quân đội Hoa Kỳ, với OR-x thay thế Ex và WO-x thay thế Wx. Sự khác biệt chính là ở cấp bậc sĩ quan, trong đó hệ thống Hoa Kỳ công nhận hai cấp bậc ở cấp độ OF-1 (O-1 và O-2), có nghĩa là tất cả các số Ox sau O-1 của hệ thống của Hoa Kỳ đều cao hơn một bậc so với bậc tương ứng chúng ở trên hệ thống của NATO (ví dụ: bậc chính là OF-3 trên hệ thống của NATO và O-4 theo hệ thống của Hoa Kỳ).
Cấp bậc và cấp hiệuLục quânQuân hàm và phù hiệu Lực lượng Lục quân NATO Hải quânQuân hàm và phù hiệu Lực lượng Hải quân NATO Không quânQuân hàm và phù hiệu Lực lượng Không quân NATO Xem thêmChú thíchTrích dẫn
Nguồn
|