Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng
Hưng Đạo là một xã thuộc thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Địa lýXã Hưng Đạo nằm ở phía tây bắc thành phố Cao Bằng, cách trung tâm thành phố 9 km, có vị trí địa lý:
Xã Hưng Đạo có diện tích 10,54 km², dân số năm 2019 là 5.473 người[1], mật độ dân số đạt 519 người/km². Xã Hưng Đạo là nơi giao nhau giữa quốc lộ 3 và quốc lộ 34. Sông Bằng chảy qua trung tâm xã theo chiều đông - tây. Trên địa bàn xã có các chùa Đà Quận, Đống Lân, Quan Triều. Hành chínhXã Hưng Đạo được chia thành 9 xóm: Phố Cao Bình, Đà Quận, Đồng Chúp, Hồng Quang 1, Hồng Quang 2, Ngọc Quyến, Nam Phong 1, Nam Phong 2, Nam Phong 3.[3] Lịch sửXã Hưng Đạo xưa là trấn lỵ Cao Bình. Thời nhà Mạc, khi rút về Cao Bằng, Cao Bình cùng với Nà Lự (xã Hoàng Tung, huyện Hòa An ngày nay) chính là nơi nhà Mạc đóng đô.[4] Sau năm 1975, Hưng Đạo là một xã thuộc huyện Hòa An. Ngày 1 tháng 11 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP[5] về việc sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Hưng Đạo thuộc huyện Hòa An vào thị xã Cao Bằng quản lý. Đến năm 2019, xã Hưng Đạo được chia thành 19 xóm: Phố Cao Bình, Đà Quận, Bó Mạ, Ngọc Quyến 1, Ngọc Quyến 2, Ngọc Quyến 3, Ngọc Quyến 4, Hồng Quang 1, Hồng Quang 2, Hồng Quang 3, Hồng Quang 4, Hồng Quang 5, Hồng Quang 6, Nam Phong 1, Nam Phong 2, Nam Phong 3, Nam Phong 4, Nam Phong 5, Nam Phong 5A. Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND[3] về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:
Di tíchThành Bản PhủThành Bản Phủ ở phố Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo là di tích lịch sử của hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất tương truyền là vua Thục Chế (cha của vua Thục Phán) lấy Cao Bình làm kinh đô nước Nam Cương gọi là Nam Bình, lấy thành Bản Phủ làm vương phủ, xây dựng vào năm 214 trước công nguyên. Thời kỳ thứ 2 là nhà Mạc thất thế ở Thăng Long chạy lên Cao Bằng (1594 - 1677) cũng chọn Bản Phủ đóng làm vương phủ, nơi thiết triều của ba đời vua Mạc là Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan và Mạc Kính Vũ, trải dài 83 năm. Chùa Đống LânChùa Đống Lân thuộc xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Thời thập nhị sứ quân (tức thời kỳ 12 sứ quân trị vì), ở Châu Thạch Lâm có hai anh em Trần Quý và Trần Kiên nổi tiếng là người biết nghề thuốc, có kinh nghiệm trừ được rắn độc. Các ông có tài trừ tà ma, yêu quái đã giúp cho dân chúng yên ổn làm ăn. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân bị thương đã mời hai ông đã tận tình cứu chữa. Khi các ông mất Vua Đinh Tiên Hoàng cấp đất cho dân dựng đền tại đỉnh Khau Dủa, phía bắc làng Nà Vài. Đỉnh Khau Dủa núi cao, khe sâu rừng rậm, nhiều thú dữ, đi lại khó khăn, nguy hiểm. Nhân dân làm lễ cầu khẩn xin chuyển vị trí đền. Sau khi làm lễ vào một ngày trời không mưa không nắng, có một cơn lốc ập tới làm tốc cả mái đền, một gắp gianh bay là là rơi xuống sườn nam gò Đống Lân. Nhân dân dựng đền tại đó và rước bát hương từ Khau Dủa về thờ. Chú thích
Tham khảo |