Hùng Minh (nghệ sĩ)

Nghệ sĩ Nhân dân
Hùng Minh
Biệt danhVua kép độc
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Ngọc Minh
Ngày sinh
27 tháng 7, 1939 (85 tuổi)
Nơi sinh
Châu Thành, Mỹ Tho, Đông Dương thuộc Pháp
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
Gia đình
Vợ
Nguyễn Thị Thanh Hương
Hoa Lan
Lĩnh vựcCải lương
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2023)
Sự nghiệp sân khấu
Thành viên củaĐoàn cải lương Thanh Nga
Vai diễnMã Tắc trong Tiếng trống Mê Linh
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm 1959
Huy chương vàng

Hùng Minh (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1939)[a] tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Minh, là một diễn viên sân khấu người Việt Nam. Ông được biết đến qua những vai kép độc[b] trên sân khấu cải lương.[1]

Tiểu sử

Hùng Minh, tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Minh, sinh 27 tháng 7 năm 1939 tại Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Vì cha mất sớm nên ông theo mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm 16 tuổi, ông xin đi theo đoàn hát Thái Bình của ông bầu Thới và được giao một số vai nhỏ như quân sĩ đứng canh gác. Được một thời gian thì đoàn ngưng hoạt động, sau đó, ông xin theo học ở gánh hát Ánh Sáng nhưng bị từ chối, biết hoàn cảnh của ông nghệ sĩ Nam Sơn đã nhận ông làm con nuôi, hướng dẫn và chỉ bảo rồi đặt cho ông nghệ danh là Hoàng Bé.[2]

Năm 1959, ông đoạt Huy chương vàng Giải Thanh Tâm qua vai diễn Hoa Lộc Trung trong vở tuồng "Nó là con tôi" của soạn giả Hà TriềuHoa Phượng.[1] Trong sự nghiệp của mình, ông đã để lại ấn tượng với nhiều vai diễn về những kép độc qua nhiều vở tuồng như: "Tấm lòng của biển", "Tiếng trống Mê Linh", "Bên cầu dệt lụa", "Thái hậu Dương Vân Nga",...[3]

Năm 1993, Hùng Minh được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Đến năm 2023, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[4]

Tác phẩm

Cải lương

  • Bên cầu dệt lụa (vai Hiếu Danh)
  • Bóng tối và ánh sáng (vai Nguyễn Thế Nam)
  • Dưới cờ Tây Sơn (vai Trần Ích Tắc)
  • Đời sương gió (vai Hoàng Bá)
  • Đứa con trong rừng thẳm (vai Hầu tước Sơn Trung)
  • Nàng hai Bến Nghé (vai Tướng giặc)
  • Nó là con tôi (vai Hoa Lộc Trung)
  • Nửa đời hương phấn (vai Định)
  • Người vợ không bao giờ cưới (vai Kiều Mộng Long)
  • Muôn dặm vì chồng (vai Bộ Lại Thượng Thư)
  • Tiếng trống Mê Linh (vai Mã Tắc)
  • Thái hậu Dương Vân Nga
  • Thanh gươm nữ tướng (vai Phạm Khanh)
  • Tâm sự Ngọc Hân (vai Nguyễn Nhạc)
  • Tấm lòng của biển (vai Cử Hưng)
  • Thầy Ba Đợi (vai tổng đốc Đại Phong)
  • Hoa Mộc Lan (vai Nguyên Soái)
  • Lôi vũ (vai Chu Phác Viên)

Kịch nói

  • Đình cõi âm (2014)

Phim truyền hình

Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Kênh phát sóng
2009 Đại gia đình Trần Thế Lộc Trần Quang Đại VTV1
2011 Nước rút Nguyễn Minh Cao HTV7
2012 Bản chúc thư Gia Bảo Lê Hữu Lương SCTV14
Cá cược cuộc đời Ông Hoàng Nguyễn Minh Cao HTV7
Cuộc đối đầu hoàn hảo Ông Nội SCTV14
Ầu ơ ví dầu Ông nội Luân Nguyễn Duy Linh HTV9
2013 Bụi đời Ông Bình Đinh Đức Liêm TodayTV
2014 Đường chân trời Ông Tư Minh Trương HTV9
2015 Dâu trăm họ Ông Tâm Trần Quế Ngọc SCTV14
2016 Oan gia khó tránh Ông Diệp Nhật Trung HTV7
2017 Hồ sơ lửa P2 - Người ba mặt Ông Đạt Đặng Minh Quang TodayTV
2018 Chuyện xưa tích cũ Diêm Vương Bùi Ngọc Nam Phương THVL1
2021 Nghiệp sinh tử
Và một số vai diễn, bộ phim khác

Gia đình

Hiện nay ông sống cùng người vợ sau là nghệ sĩ Hoa Lan[c] trong một căn nhà thuê ở TP HCM.[5] Ông bà chung sống với nhau đã hơn 20 năm và không có con chung nhưng ông luôn yêu thương các con riêng của bà, trước khi gắn bó với nghệ sĩ Hoa Lan, ông có cuộc hôn nhân với nghệ sĩ Thanh Hương, con gái của soạn giả Năm Châu.[6]

Ghi chú

  1. ^ Một số nguồn cho rằng ông sinh năm 1930, một số nguồn lại ghi ông sinh năm 1933.
  2. ^ "Kép độc" là khái niệm để chỉ kép đóng vai xấu, đối lập với cụm từ kép mùi để chỉ kép đóng vai tốt. Trong một vở tuồng, kép độc là vai đối đầu với kép mùi, là vai gieo gió, là động lực gây ra xung đột giữa cái ác và cái thiện.
  3. ^ Hoa Lan là con của soạn giả Nguyễn Huỳnh (tác giả vở cải lương "Tướng cướp Bạch Hải Đường") mẹ là nghệ sĩ Hoài Dung đã qua đời. Đồng thời Hoa Lan cũng tham gia một số bộ phim truyền hình như: Dâu trăm họ, Cung đường bí ẩn, Ầu ơ ví dầu...

Tham khảo

  1. ^ a b Linh Huỳnh (18 tháng 11 năm 2015). “Nghệ sĩ Hùng Minh: Từ kép đẹp một thời đến kẻ trắng tay ở tuổi 76”. Báo Thanh niên. Truy cập 1 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Thanh Hiệp (9 tháng 11 năm 2014). “Sân khấu Phú Nhuận mừng thọ NSƯT Hùng Minh 75 tuổi”. Người Lao Động. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Thuý Ngọc (17 tháng 4 năm 2021). “NSƯT Hùng Minh 82 tuổi ở nhà thuê, sợ trầm cảm vì bệnh tật”. Vietnamnet. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Tấn Vinh - BTĐKT (27 tháng 10 năm 2023). “Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú". Sở Nội vụ tỉnh Bình Đình. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.
  5. ^ Hoàng Kim (30 tháng 7 năm 2019). “NSƯT Hùng Minh: Nghèo mà hạnh phúc”. Báo Thanh niên. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Thạch Anh (17 tháng 4 năm 2021). “NSƯT Hùng Minh: Tuổi 82 vẫn ở nhà thuê, muốn trầm cảm vì nhớ nghề”. Báo Thanh niên. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.