Giải thưởng Lương thực Thế giới (tiếng Anh: World Food Prize) là giải thưởng quốc tế ghi nhận thành quả của các cá nhân đã nâng cao sự phát triển con người thông qua việc tăng cường chất lượng, số lượng hoặc tính sẵn sàng của lương thực trên thế giới.[1] Từ ý tưởng của người nhận Giải Nobel Hòa bìnhNorman Borlaug được hỗ trợ từ Hiệp hội các công ty lương thực (General Foods)[2] sáng lập ra giải thưởng năm 1986, quảng bá là Giải Nobel hoặc danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp.[3] Hiện Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize Foundation) quản lý giải thưởng này với sự hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ.[4][5] Từ năm 1987, giải thưởng được trao hàng năm để ghi nhận những đóng góp trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến việc cung ứng lương thực thế giới, như khoa học động thực vật, nuôi trồng thủy sản, khoa học đất, bảo tồn nước, dinh dưỡng, sức khỏe, khoa học hạt giống, bệnh thực vật, bảo vệ cây trồng, công nghệ thực phẩm, an toàn thực phẩm, chính sách, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, cứu trợ khẩn cấp và xóa đói giảm nghèo.[6]
Những người đoạt giải được vinh danh và nhận thưởng trong lễ trao giải tại Iowa State Capitol, Des Moines, Iowa.[7] Người đoạt giải được trao giấy chứng nhận, tác phẩm điêu khắc do Saul Bass thiết kế cùng tiền thưởng 250.000 đô la Mỹ.[8][9]
Quỹ cũng nhắm tới mục tiêu "truyền cảm hứng cho thành tích đặc biệt trong việc đảm bảo lương thực và dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người".[10] Một số sự kiện và danh hiệu liên quan bao gồm Hội thảo chuyên đề Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize Symposium) hoặc Đối thoại Borlaug, Hội nghị thượng đỉnh Iowa về nạn đói và các chương trình giới trẻ như Thực tập quốc tế Borlaug-Ruan (Borlaug-Ruan International Internships).[11][12]
Lịch sử
Norman Borlaug (1914–2009) được trao giải Nobel Hòa bình năm 1970 cho những đóng góp giúp tăng sản lượng lương thực toàn cầu. Chủ tịch Hội đồng NobelAase Lionæs đưa ra lý do về mối liên kết việc cung cấp lương thực thiết yếu cho thế giới là một đường lối mang lại hòa bình. Hơn nữa, việc gia tăng sản lượng lương thực giúp cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới có thêm thời gian để tìm ra phương cách nuôi sống dân số đang ngày phát triển.[13] 12 năm sau, Borlaug tiếp cận Quỹ Nobel với đề xuất thành lập thêm giải thưởng cho lĩnh vực lương thực và nông nghiệp. Nhưng Quỹ Nobel bị di chúc của Alfred Nobel ràng buộc không được tạo ra một giải thưởng mới như vậy. Borlaug vẫn tiếp tục tìm kiếm nhà tài trợ tại nơi khác.[10]
Năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Phó Chủ tịch A. S. Clausi, công ty General Foods đồng ý thành lập giải thưởng và trở thành nhà tài trợ sáng lập.[14] Công ty đưa ra số tiền 200.000 đô la Mỹ, tương đương với giá trị của giải Nobel thời điểm ấy.[15][16] Năm 1990, doanh nhân và nhà từ thiện John Ruan cùng gia đình đã nhận lấy việc tài trợ này. Gia đình Ruan thành lập Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới với số tiền hỗ trợ phía sau là 10 triệu đô la Mỹ. Năm 2000, Kenneth M. Quinn được bổ nhiệm làm chủ tịch. Borlaug, Ruan và Quinn đều đến từ tiểu bangIowa, Hoa Kỳ.[17] Barbara Stinson kế nhiệm Quinn làm chủ tịch thứ nhì vào năm 2019.[18][19]
Quỹ mua lại Thư viện Cũ Downtown Des Moines và gia đình Ruan chi 5 triệu đô la Mỹ để cải tạo thành trụ sở Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới.[12][20] Một vài nhà tài trợ tiếp tục đóng góp hơn 20 triệu đô la Mỹ trong chiến dịch biến tòa nhà thành bảo tàng công cộng Sảnh danh dự để vinh danh Borlaug và những người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới. Các nhà tài trợ khác đó gồm hơn 100 quỹ từ thiện, các tập đoàn và cá nhân đã giúp duy trì giải thưởng và các sự kiện liên quan của Quỹ.[5][21] Phòng họp Nhà sáng lập tại Sảnh danh dự tưởng niệm 27 cá nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải thưởng.[22]
Norman Borlaug là chủ tọa đầu tiên của Ủy ban tuyển chọn người nhận Giải thưởng Lương thực Thế giới. Năm 2009, Borlaug chỉ định người kế nhiệm là M. S. Swaminathan cũng chính là người nhận giải đầu tiên.[11] Hiện tại, người đoạt giải năm 2009 Gebisa Ejeta đang giữ ghế chủ tọa.[23] Chủ tọa không được quyền bỏ phiếu, các thành viên khác trong ủy ban đều được giữ kín danh tính.[24]
Nghiên cứu và lãnh đạo việc nâng cao năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cây ngô thông qua phát triển ngô protein chất lượng cao (quality protein maize - QPM)
Quỹ được mở rộng ra một số sự kiện liên quan như Hội nghị Chuyên đề Quốc tế Norman E. Borlaug, hay còn gọi là Hội nghị Giải thưởng Lương thực Thế giới hoặc Đối thoại Borlaug.[11][12] Năm 1994, Học viện Thanh niên được thành lập nhằm thúc đẩy giới trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực, dân số và các ngành khoa học liên quan. Các học viện Thanh niên đã được thành lập ở 24 tiểu bang của Hoa Kỳ và ba quốc gia khác.[131] Dựa trên những bài luận, học sinh trung học được chọn để tham gia hoạt động của học viện. Tham gia học viện cũng là điều kiện đủ để được vào chương trình thực tập dài tám tuần.[132]
Chương trình Thực tập Quốc tế Borlaug-Ruan mang lại cho học sinh trung học cơ hội tám tuần trải nghiệm thực tế, làm việc với các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thiếu đói và dinh dưỡng tại những trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.[133] Chương trình thực tập ra đời năm 1998 và đã tài trợ cho hơn 350 thực tập sinh Borlaug-Ruan đến 34 trung tâm nghiên cứu nông nghiệp trên khắp thế giới.[134] Từ năm 2007, trong tuần sự kiện Giải thưởng Lương thực Thế giới cũng diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Iowa về nạn đói. Sự kiện rộng mở cho công chúng tham gia và tôn vinh vai trò người bang Iowa trong việc chống lại nạn đói và tăng cường an ninh lương thực mỗi năm.[135]
Ghi chú
^Thông tin dựa vào trang web chính thức của Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới.
^Giải thưởng 2013 cho Chilton, Fraley và Montagu bị chỉ trích từ những người chống cây trồng biến đổi gen.[96][97][98][99] Năm 2014, ba người chống lại Giải thưởng Lương thực Thế giới đã bị bắt tại Des Moines.[100]
Chú thích
^“The World Food Prize” [Giải thưởng Lương thực Thế giới] (PDF) (bằng tiếng Anh). Iowa Legislature. Lưu trữ(PDF) bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Quinn, Kenneth M. (ngày 11 tháng 9 năm 2012). “A Nobel Prize for Food and Agriculture” [Giải Nobel cho Lương thực và Nông nghiệp]. obamawhitehouse.archives.gov (bằng tiếng Anh). The White House. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Clausi, A.S. (ngày 1 tháng 10 năm 2009). “Letters” [Thư tín]. Institute of Food Technologists (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
^Jeremiah (ngày 13 tháng 11 năm 2019). “World Food Prize Foundation Names Barbara Stinson President” [Quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới có Barbara Stinson làm chủ tịch]. Leadership (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
^“Founders Boardroom” [Phòng họp Nhà sáng lập]. Hall of Laureates (bằng tiếng Anh). The World Food Prize Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
^Chinese official given prize for food production [Quan chức Trung Quốc được trao giải về sản xuất lương thực] (bằng tiếng Anh), United Press International, ngày 14 tháng 10 năm 1993, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
^Leybold-Johnson, Isobel (ngày 11 tháng 7 năm 2011), “How a Swiss scientist saved 20 million people” [Cách mà nhà khoa học Thụy Sĩ cứu giúp 20 triệu người], Swissinfo (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022
^Hill, Steve (ngày 19 tháng 10 năm 1996), “Beachell Wins World Food Prize” [Beachell thắng Giải Lương thực Thế giới], AgriLife Today (bằng tiếng Anh), Texas A&M University, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
^“Dr. Perry Adkisson Inducted into Heritage Hall of Honor” [Tiến sĩ Perry Adkisson được vinh danh vào Đại sảnh Di sản], AgriLife Today (bằng tiếng Anh), Texas A&M University, ngày 6 tháng 10 năm 1998, lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
^“Food prize for cattle saviour” [Giải thưởng Lương thực dành cho vị cứu tinh gia súc] (bằng tiếng Anh). BBC News. ngày 22 tháng 9 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Listman, Mike (ngày 7 tháng 6 năm 2017). “CIMMYT renames lab to honor Evangelina Villegas, World Food Prize laureate” [CIMMYT đổi tên phòng thí nghiệm để vinh danh Evangelina Villegas, người đoạt Giải thưởng Lương thực Thế giới] (bằng tiếng Anh). International Maize and Wheat Improvement Center. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Giese, James H. (ngày 1 tháng 12 năm 2001). “Danish Economist Wins 2001 World Food Prize” [Nhà kinh tế học Đan Mạch thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới 2001] (bằng tiếng Anh). Institute of Food Technologists. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^“Scientist wins prize for new African rice” [Nhà khoa học thắng giải nhờ giống lúa châu Phi mới]. Africa Renewal (bằng tiếng Anh). United Nations. tháng 1 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^“Indian scientist bags World Food Prize worth $250,000” [Nhà khoa học Ấn Độ bỏ túi Giải Lương thực Thế giới trị giá 250.000 đô la]. The Financial Express (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 6 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^ ab“Nền Nông nghiệp của Thế kỷ 21”, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - Hà Nội, Việt Nam, tháng 3 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016
^Howard, Dave (ngày 17 tháng 12 năm 2012). “Interview with Dr Philip Nelson, 2007 World Food Prize Winner” [Phỏng vấn tiến sĩ Philip Nelson, người thắng Giải Lương thực Thế giới 2007] (bằng tiếng Anh). IFIS Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
^Kelley, Matt (ngày 16 tháng 6 năm 2010). “World Food Prize winners come from nonprofit organizations” [Những người thắng Giải thưởng Lương thực Thế giới đến từ các tổ chức phi lợi nhuận]. Radio Iowa (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Deshpande, Vivek (4 tháng 11 năm 2011). “Lead to feed is prize message” [Thông điệp giải thưởng là lãnh đạo để xóa đói nghèo]. The Indian Express (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^“Israel hướng tới RIO+20”, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2012, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
^Lappé, Frances Moore (ngày 26 tháng 6 năm 2013). “Choice of Monsanto Betrays World Food Prize Purpose, Say Global Leaders” [Lãnh đạo toàn cầu phát biểu: Chọn Mosanto là phản bội mục đích Giải thưởng Lương thực Thế giới]. Huffington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Jackson, Sharyn (ngày 16 tháng 10 năm 2014). “3 arrested protesting World Food Prize” [Ba người bị bắt chống lại Giải thưởng Lương thực Thế giới]. The Des Moines Register (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^“2013 World Food Prize Honors Biotech Pioneers” [Giải thưởng Lương thực Thế giới 2013 vinh danh nhà tiền phong công nghệ sinh học]. GlobeNewswire (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
^Jedrzejewski, Kelly (ngày 12 tháng 11 năm 2019). “First-year student awarded study abroad funding as Borlaug-Ruan intern” [Sinh viên năm nhất được tài trợ du học với tư cách là thực tập sinh Borlaug-Ruan] (bằng tiếng Anh). Pennsylvania State University. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
Connor, David J.; Loomis, Robert S.; Cassman, Kenneth G. (2011), Crop Ecology : Productivity and Management in Agricultural Systems [Hệ sinh thái cây trồng: Năng suất và quản lý trong các hệ thống nông nghiệp] (bằng tiếng Anh), Cambridge University Press, ISBN978-1-139-50032-6