Giải LiebenGiải Ignaz Lieben là một giải thưởng của Áo được trao hàng năm cho các nhà khoa học trẻ trong các lãnh vực Sinh học phân tử, Hóa học hoặc Vật lý học[1]. Giải Ignaz Lieben đã từng được gọi là giải Nobel của Áo. Giải nhắm mục đích tương tự như giải Nobel, nhưng lâu đời hơn giải Nobel một chút. Lịch sửNhà buôn người Áo Ignaz L. Lieben - mà gia đình đã hỗ trợ nhiều hoạt động bác ái – đã quy định trong di chúc của mình dành ra 6.000 florin để dùng cho "lợi ích công cộng". Năm 1863 số tiền này được trao cho "Viện Hàn lâm Khoa học đế quốc Áo" và "Giải Ignaz L. Lieben" được thiết lập. Mỗi 3 năm, số tiền 900 florin được trao cho một nhà khoa học Áo làm việc trong các lãnh vực Hóa học, Vật lý học hơặc Sinh lý học. Số tiền này đại để tương ứng với 40% lợi tức thu nhập hàng năm của một giáo sư đại học. Từ năm 1900 trở đi, giải được trao hàng năm. Số vốn hiến tặng đã được gia đình Lieben tăng gấp đôi. Khi vốn hiến tặng bị mất giá do lạm phát sau thế chiến thứ nhất, hàng năm gia đình Lieben đã chuyển khoản tiền cần thiết cho Viện Hàn lâm Khoa học Áo. Nhưng từ khi gia đình bị đảng Quốc xã truy hại, thì giải này bị gián đoạn sau khi Đức sáp nhập Áo vào đại Đức năm 1938. Năm 2004 giải Lieben được tái lập bằng sự hỗ trợ của Isabel Bader và Alfred Bader (2 người này đã trốn thoát từ Áo sang Anh ở tuổi 14 vào năm 1938). Ngày nay, số tiền của giải là 18.000 dollar Mỹ, và được trao hàng năm cho các nhà khoa học trẻ làm việc ở Áo, Bosna-Hercegovina, Croatia, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia hoặc Slovenia (tức là một trong các nước đã là thành phần của Đế quốc Áo Hung từ hàng trăm năm trước), và làm việc trong các lãnh vực Sinh học phân tử, Hóa học hoặc Vật lý học. Các người đoạt giải
Tham khảo
Liên kết ngoài
|