Galatea (vệ tinh)

Galatea Biểu tượng Galatea
Vệ tinh Galatea được chụp bởi Voyager 2 (bị kéo dài là do ảnh nhòe)
Khám phá
Khám phá bởiStephen P. Synnott[1] and Voyager Imaging Team
Ngày phát hiệnJuly 1989
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên ngày 18 tháng 8 năm 1989
61 953 ± 1 km
Độ lệch tâm0.00004 ± 0.00009
0.42874431 ± 0.00000001 d
Độ nghiêng quỹ đạo
  • 0.052 ± 0.011° (so với xích đạo của Sao Hải Vương)
  • 0.06° (to local Laplace plane)
Vệ tinh củaSao Hải Vương
Đặc trưng vật lý
Kích thước204×184×144 km (±~10 km)[3][4]
Bán kính trung bình
88 ± 4 km[5]
Thể tích~2.8×106km³
Khối lượng2.12 ± 0.08 ×1018 kg[6]
Mật độ trung bình
~0.75 g/cm³ (ước lượng)[5]
~181.689 m/s2[a]
~5,642 km/s[b]
đồng bộ chuyển động quay
không
Suất phản chiếu0.08[3][5]
Nhiệt độ~51 K (ước lượng)
21,9[5]
Vệ tinh Galatea bên trong một vòng cung vành đai mờ nhạt gầnSao Hải Vương

Galatea (/ˈɡæləˈtə/ GAL-ə-TEEGAL-ə-TEE; Tiếng Hy Lạp: Γαλάτεια), còn được biết tới là Neptune VI, là vệ tinh bên trong gần thứ tư của Sao Hải Vương. Nó được đặt tên theo Galatea, một trong những Nereid trong thần thoại Hy Lạp, người mà Cyclop Polyphemus yêu.

Galatea được phát hiện vào cuối tháng 7 năm 1989 từ những hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò Voyager 2. Nó được đặt cho ký hiệu tạm thời là S/1989 N 4.[7] Phát hiện đã được công bố (IAUC 4824) vào ngày 2 tháng 8 năm 1989, nhưng trong các văn bản chỉ nói rằng "10 khung hình được chụp trong vòng 5 ngày", như vậy ngày khám phá ra Galatea là vào đâu đó trước ngày 28 tháng 7. Cái tên được đặt chính thức vào ngày 16 tháng 9 năm 1991.[8]

Vệ tinh Galatea có hình thù dị thường và không có dấu hiệu nào cho thấy có sự biến đổi địa chất. Nó trông như một đống mảnh vụn được tập hợp quanh một hạt nhân từ những mảnh vỡ của các vệ tinh ban đầu của Sao Hải Vương, những vệ tinh mà đã bị đập vỡ bởi những sự nhiễu loạn từ vệ tinh Triton ngay sau khi vệ tinh này bị bắt giữ vào một quỹ đạo ban đầu có độ lệch tâm rất cao.[9]

Quỹ đạo của Despina nằm gần nhưng ở ngoài quỹ đạo của vệ tinh Thalassa và ở bên trong vành đai Le Verrier. Vì nó cũng nằm bên dưới bán kính quỹ đạo đồng bộ của Sao Hải Vương, nó di chuyển xoắn ốc dần vào trong do tác động của lực thủy chiều và sau cùng có thể va chạm vào khí quyển của Sao Hải Vương, hoặc vỡ vụn thành một vành đai hành tinh khi vượt qua giới hạn Roche do lực dãn thủy chiều.

Vệ tinh Galatea có vẻ như là một vệ tinh vành đai cho vành đai Adams thứ 1000 km ngoài vệ tinh của nó. Các cộng hưởng với Galatea với tỉ lệ 42:43 cũng được cân nhắc là cơ chế có khả năng nhất cho việc hạn chế cung vành đai độc đáo tồn tại bên trong vành đai này.[10] Khối lượng của vệ tinh Galatea đã được ước tính dựa trên các nhiễu loạn xòe ra mà nó gây ra cho vành đai.[6]

Ghi chú

  1. ^ Lực hấp dẫn bề mặt có nguồn gốc từ khối lượng m, hằng số hấp dẫn G và bán kính r: Gm/r2.
  2. ^ Tốc độ vũ trụ cấp hai có nguồn gốc từ khối lượng m, hằng số hấp dẫn G và bán kính r: 2Gm/r.

Tham khảo

  1. ^ Planet Neptune Data http://www.princeton.edu/~willman/planetary_systems/Sol/Neptune/
  2. ^ Jacobson, R. A.; Owen, W. M., Jr. (2004). “The orbits of the inner Neptunian satellites from Voyager, Earthbased, and Hubble Space Telescope observations”. Astronomical Journal. 128 (3): 1412–1417. Bibcode:2004AJ....128.1412J. doi:10.1086/423037.
  3. ^ a b Karkoschka, Erich (2003). “Sizes, shapes, and albedos of the inner satellites of Neptune”. Icarus. 162 (2): 400–407. Bibcode:2003Icar..162..400K. doi:10.1016/S0019-1035(03)00002-2.
  4. ^ Williams, Dr. David R. (ngày 22 tháng 1 năm 2008). “Neptunian Satellite Fact Sheet”. NASA (National Space Science Data Center). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ a b c d “Planetary Satellite Physical Parameters”. JPL (Solar System Dynamics). ngày 24 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b Porco, C.C. (1991). “An Explanation for Neptune's Ring Arcs”. Science. 253 (5023): 995–1001. Bibcode:1991Sci...253..995P. doi:10.1126/science.253.5023.995. PMID 17775342.
  7. ^ Marsden, Brian G. (ngày 2 tháng 8 năm 1989). “Satellites of Neptune”. IAU Circular. 4824. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ Marsden, Brian G. (ngày 16 tháng 9 năm 1991). “Satellites of Saturn and Neptune”. IAU Circular. 5347. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ Banfield, Don; Murray, Norm (tháng 10 năm 1992). “A dynamical history of the inner Neptunian satellites”. Icarus. 99 (2): 390–401. Bibcode:1992Icar...99..390B. doi:10.1016/0019-1035(92)90155-Z.
  10. ^ Namouni, F.; C. Porco (2002). “The confinement of Neptune's ring arcs by the moon Galatea”. Nature. 417 (6884): 45–7. Bibcode:2002Natur.417...45N. doi:10.1038/417045a. PMID 11986660.

Liên kết ngoài