Etlingera

Etlingera
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Alpinioideae
Tông (tribus)Alpinieae
Chi (genus)Etlingera
Giseke, 1792
Loài điển hình
Etlingera littoralis
(J.König) Giseke, 1792[1]
Các loài
Khoảng 150. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Geanthus Reinw., 1828, nom. illeg., không Raf., 1814
  • Diracodes Blume, 1827
  • Bojeria Raf., 1838
  • Achasma Griff., 1851
  • Nicolaia Horan., 1862
  • Phaeomeria Lindl. ex K.Schum., 1904

Etlingera là một chi thực vật có hoa thân thảo sống lâu năm trong họ Zingiberaceae, với sự phân bố trong vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, New Guinea và miền bắc Australia, bao gồm khoảng 150 loài đã biết.[3]

Một số loài to lớn có thân nhiều lá cao tới gần 10 m và phần gốc của các thân cây này mập mạp nhìn giống như dạng thân gỗ. Những loài khác mọc thành các cụm thân nhiều lá; trong khi những loài khác có các thân rễ bò lan dài đến mức mỗi thân nhiều lá của chúng có thể cách nhau hơn 1 mét.[3]

Đặc điểm độc đáo duy nhất và khác biệt của các loài Etlingera là một ống hình thành phía trên điểm nơi gốc của các cánh hoa nối vào thân cây (nghĩa là phía trên điểm đính vào của các thùy tràng hoa.[3]

Phân bố

Các loài Etlingera là bản địa Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Papua New Guinea, Queensland và một số đảo miền tây Thái Bình Dương, chủ yếu gần với xích đạo, ở cao độ từ sát mực nước biển tới 2.500 m.[3][4] Người ta cũng thông báo rằng một vài loài của chi này đã du nhập và tự nhiên hóa tại các vùng nóng ấm khác như Hawaii, Puerto Rico, Trinidad, Trung Mỹ, Mauritius và các đảo trong vịnh Guinea.[2]

Các loài

Tại thời điểm năm 2020 người ta công nhận 149 loài thuộc chi Etlingera:[5]

Dân tộc thực vật học

Nhiều loài Etlingera được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau vì thế nhiều loài có tên gọi thông thường và được biết đến trong phạm vi địa phương.

Một sử dụng phổ biến là lột vỏ ngoài để lấy lớp vỏ bên trong của chồi lá của một số loài để làm rau ăn sống hay nấu chín, hoặc làm gia vị (giống như cách dùng hành làm gia vị). E. coccinea (gọi là tuhau tại Sabah;[12]) và E. elatior được đặc biệt gieo trồng để phục vụ cho mục đích này.[3]

Các loại quả chua, ngọt cũng thường được ăn. Một số loài được dùng làm thuốc chữa đau đầu hoặc đau dạ dày. Một loài có các mảng lớn màu đỏ khác biệt (E. brevilabrum), thường được dùng đắp ngoài da để giảm ngứa và các vấn đề về da khác.[3]

Các sử dụng khác làm từ các loài Etlingera khác nhau còn bao gồm các thành phần trong nước hoa hay dầu gội đầu mang tính chất địa phương, làm thảm v.v..[3] Tại Borneo, một nghiên cứu về 40 loài Etlingera đã tìm thấy trên 70% số loài này có các tên gọi địa phương khác và trên 60% có ít nhất một sử dụng của người địa phương.[3]

Tham khảo

  1. ^ Paul Dietrich Giseke, 1792. Praelectiones in Ordines Naturales Plantarum, trang 202, 209.
  2. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c d e f g h Axel Dalberg Poulsen, 2006. Etlingera of Borneo Lưu trữ 2011-09-30 tại Wayback Machine Natural History Publications (Borneo). Kota Kinabalu, Sabah. ISBN 983-812-117-7.
  4. ^ Flora of China. Quyển 24, trang 356, 茴香砂仁属 (hui xiang sha ren shu, hồi hương sa nhân chúc), Etlingera Giseke, Prael. Ord. Nat. Pl. 209. 1792.
  5. ^ Etlingera trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 15-12-2020.
  6. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9435. Achasma macrocheilos, trang 433. Nhà xuất bản Trẻ.
  7. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9436. Achasma harmandii, trang 434. Nhà xuất bản Trẻ.
  8. ^ Etlingera littoralis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 15-12-2020.
  9. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9438. Etlingera littoralis, trang 434. Nhà xuất bản Trẻ.
  10. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển III, mục từ 9437. Achasma pavieanum, trang 434. Nhà xuất bản Trẻ.
  11. ^ J. Leong-Škorničková, Q. B. Nguyễn, H. Đ. Trần & E. Záveská, 2016. Etlingera poulsenii and Hornstedtia bella (Zingiberaceae: Alpinieae), two new species from central Vietnam. Gard. Bull. Singapore 68(2): 287-297, doi:10.3850/S2382581216000223
  12. ^ Sambal Tuhau: Sabah local dishes Lưu trữ 2017-07-05 tại Wayback Machine, Zezebel Ubil