Enstatit

Enstatit
Thông tin chung
Thể loạiSilicat mạch
Công thức hóa họcMgSiO3
Phân loại Strunz09.DA.05
Hệ tinh thểtrực thoi
Nhóm không giantháp đôi trực thoi
Ký hiệu H-M: (2/m 2/m 2/m)
Nhóm không gian: P bca
Ô đơn vịa = 18.23 Å, b = 8.84 Å, c = 5.19 Å; Z = 8
Nhận dạng
Màutrắng, xám, lục, vàng hoặc nâu - không màu trong mẫu lát mỏng.
Dạng thường tinh thểTinh thể lăng trụ, thường dạng tấm, sợi hoặc khối
Song tinhđơn giản và tấm trên trục [100]
Cát khaitốt theo trục [210]
Vết vỡkhông phẳng
Độ bềngiòn
Độ cứng Mohs5 đến 6
Ánhthủy tinh, ngọc trên mặt cát khai
Màu vết vạchxám
Tính trong mờtrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng3,2–3,3
Thuộc tính quanghai trục (+)
Chiết suấtnα = 1.650–1.668; nβ = 1.652–1.673; nγ = 1.659–1.679
Khúc xạ képδ = 0.009–0.011
Đa sắclục nhạt đến cam nhạt
Góc 2V55–90°
Tham chiếu[1][2][3]

Enstatit là một khoáng vật silicat cuối trong nhóm pyroxen có công thức hóa học (MgSiO3) - ferrosilit (FeSiO3). Các khoáng vật giàu magnesi trong loạt dung dịch rắn thường là các khoáng vật tạo đá phổ biến được tìm thấy trong các đá mácmabiến chất. Thành phần trung gian giữa hai khoáng vật trên từng được gọi là hypersthen, mặc dù tên gọi này hiện đã chính thức bị bác bỏ và được thay thế bằng orthopyroxen. Khi xác định thành phần thạch học hoặc hóa học sẽ cho ra tỉ lệ tương đối giữa enstatit (En) và ferrosilit (Fs) (e.g., En80Fs20).

Tham khảo