Elizabeth Barrett Browning

Elizabeth Barrett Browning
Sinh(1806-03-06)6 tháng 3 năm 1806
Kelloe, Durham, Anh
Mất29 tháng 6 năm 1861(1861-06-29) (55 tuổi)
Florence, Ý
Nghề nghiệpNhà thơ
Quốc tịchAnh

Elizabeth Barrett Browning (06 tháng 3 năm 1806 – 29 tháng 6 năm 1861) là một trong những nhà thơ Anh nổi bật nhất của thời đại Victoria. Thơ của bà đã được phổ biến rộng rãi ở cả AnhHoa Kỳ trong cuộc đời của mình.

Tiểu sử

Elizabeth Browning sinh ở County Durham trong một gia đình đông con. Từ năm lên 10 đã biết làm thơ. Năm 1820 viết trường ca đầu tiên có tên là Trận đánh Marathon (The Battle of Marathon) và được in với sự giúp đỡ của bố.

Năm 1835 gia đình chuyển đến London. Năm 1838 in tập thơ Seraphim và những bài thơ khác (The Seraphim and Other Poems) và bắt đầu được biết đến nhiều. Năm 1843 in bài thơ Tiếng khóc trẻ thơ (The Cry of the Children) về sự nô lệ trẻ em.

Từ tháng 1 năm 1845 nhà văn Robert Browning vì mến mộ tài thơ của Elizabeth đã viết thư tỏ tình và kể từ đây họ bắt đầu liên lạc qua thư từ. Ngày 12 tháng 1 năm 1846 hai người bí mật làm đám cưới và sau đó đi sang Ý, năm 1849 họ sinh con đầu lòng ở đây.

Elizabeth Barrett Browning bắt đầu thực sự nổi tiếng trong thập niên 1850 sau khi in tập thơ tình Sonnet của người Bồ Đào Nha (Sonnets from the Portuguese). Tiểu thuyết thơ Rạng đông Leigh (Aurora Leigh, 1856) về sự bất công trong xã hội. Trường ca Cửa sổ nhà Guidi (Casa Guidi Windows, 1856) và Thơ gửi Quốc hội (Poems Before Congress, 1860) lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng Ý năm 1848.

Elizabeth Browning chết trên tay chồng mình ở Florence mùa hè năm [[1861 và được mai táng tại đây trong một nghĩa địa Anh. ]]

Tác phẩm

  • Trận đánh Marathon (The Battle of Marathon, 1820)
  • Seraphim và những bài thơ khác (The Seraphim and Other Poems, 1838)
  • Sonnet của người Bồ Đào Nha (Sonnets from the Portuguese, 1850)
  • Rạng đông Leigh (Aurora Leigh, 1856)
  • Cửa sổ nhà Guidi (Casa Guidi Windows, 1856)
  • Thơ gửi Quốc hội (Poems Before Congress, 1860)
  • Những bài thơ cuối (Last Poems, 18620

Một số bài thơ

Em yêu anh thế nào?
Em yêu anh thế nào? Để cho em nói
Yêu anh đến sâu tận cùng, đến cao vòi vọi
Hồn em có những gì mà mắt chẳng nhìn ra
Yêu anh như Ơn trên, đến tận cùng tồn tại.
Em yêu anh như những thứ giữa đời thường
Mặt trời cho ban ngày, ngọn nến cho đêm tối
Yêu anh tự do, như người khát khao lẽ phải
Như lời nguyện cầu thanh tịnh trắng trong.
Em yêu anh bằng đam mê cháy bỏng của em
Như mộng ước không thành, khát khao thời nhỏ
Bằng tình yêu mà em ngỡ là không còn nữa
Em yêu anh như yêu từng hơi thở của em.
Như nước mắt, nụ cười! – và nếu Chúa trời chọn lựa
Sau khi chết, em còn yêu anh nhiều hơn thế nữa.
Điều tốt đẹp nhất trên trần
Điều gì tốt đẹp nhất trên trần?
Đó là hoa hồng trong sương sớm
Là ngọn gió nam xua cơn mưa dầm
Là sự thật, không nhẫn tâm với bạn
Là niềm vui không kết thúc vội vàng
Là sắc đẹp cả trong lúc huy hoàng
Không kiêu kỳ một cách quá trớn
Là tình yêu lần nữa cháy bừng lên.
Điều gì tốt đẹp nhất trên trần?
Là cái không có trên thế gian – tôi nghĩ thế.
Bản dịch của Hồ Thượng Tuy
Sonnet 43. How do I love thee?
How do I love thee? Let me count the ways.
I love thee to the depth and breadth and height
My soul can reach, when feeling out of sight
For the ends of Being and ideal Grace.
I love thee to the level of everyday's
Most quiet need, by sun and candle-light.
I love thee freely, as men strive for Right;
I love thee purely, as they turn from Praise.
I love thee with the passion put to use
In my old griefs, and with my childhood's faith.
I love thee with a love I seemed to lose
With my lost saints,—I love thee with the breath,
Smiles, tears, of all my life!—and, if God choose,
I shall but love thee better after death.
The Best Thing in the World
WHAT'S the best thing in the world?
June-rose, by May-dew impearled;
Sweet south-wind, that means no rain;
Truth, not cruel to a friend;
Pleasure, not in haste to end;
Beauty, not self-decked and curled
Till its pride is over-plain;
Love, when, so, you're loved again.
What's the best thing in the world?
--Something out of it, I think.

Tham khảo

Liên kết ngoài