Elisabeth Sophia xứ Sachsen-Altenburg
Elisabeth Sophia xứ Sachsen-Altenburg (tiếng Đức: Elisabeth Sophia von Sachsen-Altenburg; tiếng Tây Ban Nha: Isabel Sofía de Sajonia-Altemburgo; tiếng Đan Mạch: Elisabeth Sophie af Sachsen-Altenburg; tiếng Ba Lan: Elżbieta Zofia z Saksonii-Altenburga; tiếng Anh: Elizabeth Sophia of Sachsen-Altenburg; 10 tháng 10 năm 1619 – 20 tháng 12 năm 1680), là Công nữ Sachsen-Altenburg và là Công tước phu nhân xứ Sachsen-Gotha thông qua hôn nhân. Thân thếElisabeth Sophia sinh ngày 10 tháng 10 năm 1619, là con gái duy nhất sống sót của Johann Philipp I xứ Sachsen-Altenburg và Elisabeth xứ Braunschweig-Wolfenbüttel.[1] Hôn nhân và hậu duệNgày 24 tháng 10 năm 1636 tại Lâu đài Altenburg, Elisabeth Sophia kết hôn với chú họ là Ernst xứ Sachsen-Weimar, con trai thứ chín của Johann I xứ Sachsen-Weimar và Dorothea Maria xứ Anhalt.[2][3] Khi kết hôn, Elisabeth Sophia nhận được khoản tiền trị giá 20.000 đồng guilder để làm của hồi môn, thế chấp bằng thị trấn Roßla.[4] Elisabeth Sophia và chồng có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.[5] Hai vợ chồng có mười tám người con:[6][7]
Công tước phu nhânNgày 1 tháng 4 năm 1639, cha của Elisabeth Sophia qua đời.[8][9] Vì phụ nữ bị loại trừ khỏi việc kế vị nên chú của Elisabeth Sophia đã kế vị và lấy trị hiệu là Friedrich Wilhelm II. Mặt khác, một thỏa thuận đã được thông qua tại Altenburg vào ngày 13 tháng 2 năm 1640, trong đó quy định rằng chồng của Elisabeth Sophia, tức Ernst sẽ tiếp quản vùng Gotha, Tenneberg, Reinhardsbrunn, Georgenthal, Ichtershausen, Wachsenburg, Schwarzwald, Tonndorf, Salzungen und Königsberg ở Franken.[8][10] Sự phân chia lãnh thổ đã dẫn đến sự hình thành của Công quốc Sachsen-Gotha với quân chủ là Ernst, Elisabeth Sophia do đó cũng trở thành Công tước phu nhân.[11] Ngày 14 tháng 4 năm 1672, con trai của Friedrich Wilhelm II là Friedrich Wilhelm III qua đời, kéo theo đó là dòng nam của nhánh Sachsen-Altenburg trở nên tuyệt tự. Chồng của Elisabeth Sophia là Ernst đã tuyên bố bản thân có quyền kế vị xứ Sachsen-Altenburg. Tuy nhiên, một nhánh khác của Gia tộc là Sachsen-Weimar cũng tuyên bố quyền cai trị Sachsen-Altenburg, dẫn đến tranh chấp về quyền kế vị.[12] Johann Ernst II xứ Sachsen-Weimar tuyên bố quyền thừa kế với tư cách là hậu duệ của con trai lớn của Johann I xứ Sachsen-Weimar, em trai của Friedrich Wilhelm I xứ Sachsen-Weimar, ông nội của Friedrich Wilhelm III xứ Sachsen-Altenburg cũng như theo di chúc của Friedrich Wilhelm II xứ Sachsen-Altenburg. Tuy nhiên, Ernst lại tuyên bố bản thân có quyền kế vị mạnh hơn vì có quan hệ họ hàng gần hơn với vị Công tước cuối cùng thông qua vợ, tức Elisabeth Sophia, con gái của Johann Philipp I xứ Sachsen-Altenburg.[13] Vì mong muốn hòa bình và không muốn các con phải lâm vào cảnh tranh chấp, Ernst chấp nhận đàm phán và sau cùng nhận được 3/4 lãnh thổ Altenburg thông qua dàn xếp ngày 16 tháng 5 năm 1672.[14][15] Từ đó, Ernst trở thành Công tước xứ Sachsen-Gotha và Altenburg, Elisabeth cũng trở thành Công tước phu nhân và nhánh Ernst ở Sachsen-Gotha-Altenburg được thành lập[16] và chấm dứt vào năm 1825, với sự qua đời của Friedrich IV xứ Sachsen-Gotha-Altenburg.[a][17] Khi Ernst I qua đời vào năm 1675, những người con trai đã chia phần lãnh thổ Gotha thành bảy phần: Friedrich giữ Gotha-Altenburg, Albrecht nhận Coburg, Bernhard nhận Meiningen, Heinrich nhận Römhild, Christian nhận Eisenberg, Ernst nhận Hildburghausen và Johann Ernst nhận Saalfeld.[18][19] Trong số đó, nhánh Coburg, Römhild và Eisenberg tuyệt tự và phần lãnh thổ được chia cho bốn nhánh còn lại.[20] Thông qua nhánh Altenburg[b][22] và Saalfeld (sau là Sachsen-Coburg và Gotha), hậu duệ của Johann Ernst I xứ Sachsen-Saalfeld, người con thứ 15 của Elisabeth Sophia.[c] Elisabeth Sophia là tổ tiên trực hệ của Vương thất Anh, Hannover, Bỉ,[23][26][27] Bồ Đào Nha,[23][28][29] Bulgaria,[23][28][30] Đan Mạch, Hy Lạp[31][32][33] và gia đình Hoàng đế Nikolai II của Nga.[d] Qua đờiElisabeth Sophia qua đời vào ngày 20 tháng 12 năm 1860, thọ 61 tuổi.[5] Tổ tiênGhi chú
Tham khảo
Nguồn tài liệu
|