Một edit-a-thon (đôi khi được viết là editathon) là một sự kiện nơi một số biên tập viên của các cộng đồng mạng như Wikipedia, OpenStreetMap (còn được gọi là "mapathon") và LocalWiki biên tập và cải thiện một loại đề tài hoặc nội dung cụ thể. Các sự kiện thường gồm có đào tạo biên tập cơ bản cho các biên tập viên mới và có thể được kết hợp với một cuộc họp mặt xã hội chung hơn. Đây là từ ghép của "edit" ("biên tập") và "marathon". Một edit-a-thon có thể là "trực tiếp", trực tuyến hoặc là phiên bản kết hợp của cả hai. Nếu không phải dạng trực tiếp, sự kiện thường được gọi là "edit-a-thon ảo" hoặc "edit-a-thon trực tuyến".
Một số edit-a-thon Wikipedia đã được tổ chức trong đại dịch COVID-19 nhằm tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Những sự kiện này được tổ chức trực tuyến bằng cách sử dụng trò chuyện thoại và video đồng bộ cũng như thông qua các diễn đàn và bảng tin không đồng bộ.[3][4]
Phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và các thành viên của cộng đồng LGBT đang sử dụng những edit-a-thon để thu hẹp khoảng cách về cấu trúc giới tính và chủng tộc của Wikipedia,[11] đồng thời đối phó với việc các chủ đề liên quan đến châu Phi ít có hiện diện.[12]
Sáng kiến "Wiki yêu thích SDGs" đã tổ chức một edit-a-thon trực tuyến kéo dài một tuần về các đề tài xung quanh Mục tiêu phát triển bền vững. Sự kiện diễn ra trực tuyến vào tháng 9 năm 2020 trong Tuần lễ mục tiêu toàn cầu. Sự kiện do Project Everyone (một tổ chức phi chính phủ ở Anh) tổ chức và có khoảng 300 người tham gia đăng ký, 108 người đóng góp tích cực và 64 biên tập viên mới. Hầu hết những người tham gia đến từ các nước đang phát triển và 7 trong số 9 người đoạt giải đến từ Châu Phi. Sự kiện tập trung vào cải thiện nội dung liên quan đến SDG trên Wikipedia tiếng Anh (một số bài cải thiện cũng được làm đối với Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, tiếng Macedonia,[15] tiếng Catalan và tiếng Bồ Đào Nha). Khoảng 500 bài viết đã được cải thiện.[16]Jimmy Wales đã tham dự lễ bế mạc và trao 9 giải thưởng cho các tình nguyện viên tham gia tích cực nhất.[17]
Kể từ 2014, Art+Feminism đã tổ chức edit-a-thon thường niên quy mô toàn thế giới để mở rộng các đề tài lịch sử phụ nữ, nữ quyền và nghệ thuật trên Wikipedia, đồng thời loại bỏ những thành kiến mà phụ nữ vấp phải trên mạng. Năm 2019 đánh dấu sự mở rộng của phong trào để đưa vào "các nghệ sĩ và nhà hoạt động phi nhị nguyên giới".[21]
Edit-a-thon Ngày Ada Lovelace, một sáng kiến nhằm cải thiện tính đa dạng của các bài viết trên Wikipedia (do Carol Ann Whitehead và chuyên gia Google, Susan Dolan đồng sáng lập). Sự kiện diễn ra vào ngày 9 tháng 10 năm 2019,[22] tại Manchester ở Trung tâm Pankhurst.[23][24][25]
Thư viện ảnh
Edit-a-thon 72 horas con Rodin tại thành phố Mexico là sự kiện dài nhất từ trước đến nay, do Sách Kỷ lục Guinness xác nhận.
Ảnh chụp màn hình ngang của các thí sinh tại edit-a-thon ảo Wiktionary Igbo vào tháng 8 năm 2020
Các thí sinh tại edit-a-thon mảng bài Phụ nữ trong nghệ thuật năm 2013 ở Washington, DC
^“Wikipedia Edit-a-Thon: 2023”. Thư viện Berkeley (bằng tiếng Anh). Đại học California. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
^“Wikipedia edit-a-thon online event” [Sự kiện edit-a-thon Wikipedia trực tuyến] (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Vật lý Ý. 22 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
^Foster, Mike (18 tháng 10 năm 2013). “Fall 2013 OpenStreetMap Editathon”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“Wiki Edit-a-Thon”. Digital Science (bằng tiếng Anh). 20 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.