Ebisu

Ebisu (恵比須, 恵比寿, 夷, 戎?), cũng được phiên âm là Yebisu (ゑびす? xem các chữ kana trong quá khứ) hoặc được gọi là Hiruko (蛭子?) hoặc Kotoshiro-nushi-no-kami (事代主神?)  là một trong Thất Phúc Thần (七福神 Shichifukujin?) của Nhật Bản. Hình ảnh thường thấy nhất của ông là một vị thần mặc bộ đồ Kariginu, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm một con cá rất lớn.

Ebisu là vị thần duy nhất có nguồn gốc từ Nhật (các vị thần khác trong Thất Phúc Thần có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc),là con đầu lòng của 2 vị thần khai sinh ra nước Nhật Bản: Izanagi và Izanami. Ban đầu ông là vị thần ngư nghiệp, sau mới là thần bảo hộ và thần thương nghiệp. Tên của ông trong tiếng Nhật được viết bằng những chữ như sau夷、戎、胡、蛭子、蝦夷、恵比須、恵比寿、恵美須. Trong Kojiki, tên ông được viết là 水蛭子, trong Nihonshoki thì viết là 蛭児, tất cả đều đọc là Hiruko, đến thời kỳ Trung thế (khoảng từ thế kỷ 12 đến khoảng thế kỷ 16,17) thì người ta gọi ông là Ebisu.[1] Ngoài ra người ta cũng gọi ông là Ebissan, Ebessan, Obessan.[2]

Nguồn gốc tên gọi Hiruko

Tập tin:Statue of Ebisu the God of Fishermen (Kesen-numa, 2005-07-16).jpg
Tượng thần Ebisu ở Kesennuma, Nhật Bản

Theo như trong Kojiki, thì Hiruko (tên thuở nhỏ của Ebisu - nghĩa là con đỉa) - con đầu của thần Izanami và thần Izanagi mang tên do thân hình dị dạng xấu xí, không có xương (trong một vài câu chuyện không có cả tay và chân). Nguyên nhân là do mẹ của ông - thần Izanami đã ngỏ lời trước với cha ông - Izanagi, nên khi sinh ra ông mới bị dị dạng.[1] Hiruko phải vật lộn để tồn tại, nhưng, khi mà ông không thể đứng, ông bị đem thả trôi trên biển trên một chiếc thuyền sậy trước sinh nhật lần thứ ba của ông.[3] Câu chuyện kể rằng cuối cùng Hiruko dạt vào bờ biển-có thể là ở Ezo (蝦夷? tên cổ của Hokkaidō)—và được chăm sóc bởi những người Ainu Ebisu Saburo (戎三郎?). Tuy nhiên, người ta tin rằng Ebisu đầu tiên xuất hiện như một vị thần cho ngư dân, và rằng nguồn gốc của ông về Hiruko là một quan niệm về sau này, sau khi sự thờ phụng của ông đã lan tới các thương gia và những người khác. Cũng có giả thuyết cho rằng ông nguyên gốc là một vị thần mang tên "Kotoronushi no Mikoto," con của Ōkuninushi.[4]

Truyền thuyết

STượng thần Ebisu ở trước của Nhà ga Ebisu, Tokyo

Đứa trẻ yếu ớt Hiruko đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, và phát triển đôi chân (và, có lẽ, phần còn lại của cấu trúc xương của mình) ở độ tuổi lên ba, và trở thành thần Ebisu.[cần dẫn nguồn] Ông vẫn còn hơi bị tê liệt và điếc, nhưng dù vậy, ông luôn vui vẻ và hiền hậu (do đó mà có danh hiệu "Vị thần cười đùa"). Ông thường được mô tả đội một chiếc mũ cao - mang tên Kazaori Eboshi (風折烏帽子?)—cầm một cái que và một con cá tráp đỏ hoặc cá vược Nhật to. Sứa cũng được đi kèm với vị thần và các nhà hàng fugu của Nhật Bản thường xuyên kết hợp Ebisu trong motif của họ.

Mối liên quan đến văn hoá

Lễ hội thần Ebisu được tổ chức vào ngày thứ 20 của tháng thứ 10, Kannazuki (tháng mà không có vị thần nào). Trong khi vô số các thành viên khác[cần dẫn nguồn] của đền thờ Nhật Bản tập trung tại Đền thờ Lớn Izumo, không nghe lệnh triệu tập và vì thế nhân dân vẫn có thể đến các đền thờ.

Ebisu thường được kết hợp với Daikokuten, một trong Thất Phúc Thần, trong hiện thân của hai vị thần bảo trợ song sinh của những tiểu thương nhân. Trong một số phiên bản của thần thoại, họ là cha con (hoặc sư phụ và người học việc). Ngoài ra, Fukurokuju thường tham gia với hai vị thần này tạo thành nhóm "Tam Phúc Thần".

Như một hình thức thờ cúng vật tổ, Ebisu thường được liên kết với những động vật lớn ở biển như cá voicá nhám voi (do đó mà có cái tên là "Ebisu-cá nhám") mang lại nhiều cá và bảo vệ ngư dân.[5][6]

Ebisu được mô tả hoặc nhại lại trong một loạt các phương tiện truyền thông, từ tác phẩm nghệ thuật để nhân cách hoá trong các lễ hội địa phương và trong các biểu tượng và quảng cáo thương mại. Một trong những biểu tượng sản phẩm được công nhận rộng rãi nhất là kết hợp với bia Yebisu, lần đầu tiên được ủ trong năm 1890, và hiện đang được sản xuất bởi bởi Sapporo Brewery.

Một thương hiệu quần áo - Evisu - cũng lấy tên từ vị thần này.

Trong văn hóa đại chúng

Trong truyện tranh Noragami, Ebisu có xuất hiện với tư cách là một trong bảy vị thần may mắn, điển trai, hay mặc áo vest, và không biết tự buộc dây giày.[7]

Tham khảo

  1. ^ a b 薗田稔、茂木栄、1998、日本の神々の事典、学研出版社、p.43
  2. ^ “概要”.
  3. ^ B.H. Chamberlain, translator (1882). “Kojiki”. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  4. ^ Encyclopedia Nipponica (Shogakukan): "えびす"
  5. ^ 村上健司 編著 (2005). 日本妖怪大事典. Kwai books. 角川書店. tr. 182. ISBN 978-4-04-883926-6.
  6. ^ 大藤時彦他 (1955). 民俗学研究所編 (biên tập). 綜合日本民俗語彙. 第2巻. 柳田國男 監修. 平凡社. tr. 763.
  7. ^ Adachi Toka, Noragami, chương 31