Trong lịch sử Việt Nam thời kỳ phong kiến, có một số người dù chưa hề làm vua, nhưng do có quan hệ thân thích với dòng họ các vua chúa nên được các vương triều truy tôn danh hiệu vua chúa. Tương tự như một số nước Trung Quốc và Triều Tiên.
Thân thế
Những người được truy tôn vua chúa có nhiều xuất phát điểm khác nhau:
- Với những người là tổ tiên, cha mẹ của vua khai quốc một triều đại, thì phần nhiều trong số họ đã qua đời khi còn là thân phận thường dân hoặc có chức tước rất nhỏ trong bộ máy triều đại cũ. Sau này con cháu họ thăng tiến và tiến đến thay thế triều đại cũ, họ được truy tôn danh hiệu như các vị vua (miếu hiệu và thụy hiệu).
- Một số người sống và tạo dựng thế lực tại địa phương, đến đời con cháu dựa trên cơ nghiệp để tiến hành các cuộc chiến tranh giải phóng (như Lê Lợi) hay dựa vào triều đình cũ đang suy tàn để trấn áp các lực lượng cát cứ (như Trần Lý, Trần Thừa).
- Với những người là ông, cha của các thành viên tông thất, vì một lý do nào đó, chi đang giữ ngôi báu bị tuyệt tự, con cháu họ được hoàng gia chọn làm người kế vị, do đó họ được truy tôn. Khi còn sống, với quan hệ thân thích trong hoàng gia, họ có tước hầu, công hoặc thậm chí tước vương; họ có thể có một quận, huyện cai trị riêng hoặc chỉ có danh hiệu ăn lộc mà không có đất phong. Người con, cháu được chọn lên ngôi báu của họ, một mặt truy tôn vị vua cũ (thường là vị vua cũ nhận con, cháu họ làm con mình, lập làm thái tử) như cha mẹ, một mặt vẫn tôn vinh cha, ông đã sinh ra mình.
- Đặc biệt hơn là có những trường hợp còn sống khi con trai trở thành Hoàng đế. Những trường hợp này khi sống sẽ trở thành Thái thượng hoàng của triều đại đó (như Sùng Hiền hầu, Trần Thừa). Khi chết họ vẫn được truy tôn miếu hiệu và thụy hiệu.
Danh sách
Xem thêm
Chú thích