Danh sách quân phiệt Trung Quốc trong Thời kỳ quân phiệtThời kỳ quân phiệt tại Trung Quốc được xem là bắt đầu từ năm 1916, sau cái chết của Viên Thế Khải, và kết thúc trên danh nghĩa vào năm 1928 với thắng lợi của chiến dịch Bắc phạt và sự kiện Đông Bắc trở cờ, bắt đầu thời kỳ chính phủ Nam Kinh. Tuy nhiên, trên thực tế, sự cát cứ vẫn tồn tại cho đến Nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949. Danh sách dưới đây thể hiện các quân phiệt chính cùng với phe cánh của mình, phân chia thành các nhóm Nam - Bắc. Miền BắcCác nhóm quân phiệt miền Bắc đều có nguồn gốc hình thành từ quân Bắc Dương. Hầu hết đều từng là thuộc hạ của Viên Thế Khải. Sau cái chết của Viên, các tướng lĩnh Bắc Dương ly khai và hình thành các nhóm bè cánh riêng theo phạm vi kiểm soát. Hoản hệNhóm quân phiệt này được gọi theo tên của tỉnh An Huy (còn gọi là Hoản, Hoàn hay Hoán) do các quân phiệt ảnh hưởng lớn nhất của nhóm này, kể cả Đoàn Kỳ Thụy, đều xuất thân từ An Huy, một tỉnh ở miền nam Trung Quốc. Đây được xem như là một di sản địa phương An Huy của Lý Hồng Chương có ảnh hưởng đến Bắc Dương quân. Nhóm này mất đi ảnh hưởng sau cuộc Chiến tranh Trực - Hoản và dần dần tan rã.
Trực hệNhóm này được đặt tên theo địa danh Trực Lệ, một tỉnh cũ bao quanh Bắc Kinh, mà ngày nay chủ yếu thuộc tỉnh Hà Bắc. Trực hệ hình thành từ tập hợp các quân phiệt bất mãn với Hoản hệ, tập hợp xung quanh Phùng Quốc Chương. Nhóm tăng được ảnh hưởng kể từ sau thắng lợi của Chiến tranh Trực - Hoản nhưng làm mất nó sau Chiến tranh Trực - Phụng lần thứ hai và hoàn toàn bị tiêu diệt trong Chiến tranh Bắc phạt.
Phụng hệNhóm được đặt tên theo địa danh Phụng Thiên, một tên cũ của tỉnh Liêu Ninh và là trung tâm chính trị của vùng Mãn Châu. Các quân phiệt Phụng hệ kiểm soát hầu hết vùng lãnh thổ từ Mãn Châu Lý đến Sơn Hải quan và có một mối quan hệ nhập nhằng với Nhật Bản. Nhóm có ảnh hưởng mạnh đến chính phủ Bắc Dương sau thắng lợi trong Chiến tranh Trực - Phụng lần thứ hai nhưng không thể ngăn chặn thắng lợi của Quốc dân đảng trong cuộc Chiến tranh Bắc phạt. Sau Sự biến Thẩm Dương, Trương Học Lương, thủ lĩnh nhóm tuyên bố quy thuận chính phủ Quốc dân đảng.
Tấn hệNhóm hình thành từ hệ quả phong trào tự trị sau Cách mạng Tân Hợi, tuy nhiên phạm vi thế lực chỉ giới hạn trong tỉnh Sơn Tây. Mặc dù liên kết với các quân phiệt Hoản hệ, Diêm Tích Sơn vẫn giữ thế trung lập cho đến cuộc Chiến tranh Bắc phạt. Hầu hết vùng ảnh hưởng thế lực của Tấn hệ bị mất trong Chiến tranh Trung-Nhật
Quốc dân quânCác quân phiệt xuất thân từ lực lượng Quốc dân quân do Phùng Ngọc Tường làm thủ lĩnh. Sau gia nhập Quốc dân Đảng, suy yếu và tan rã sau Trung Nguyên đại chiến.
Mã gia quânTất cả quân phiệt Mã gia quân đều có gốc Hồi giáo (Omar), về sau đều quy thuận Quốc dân đảng.
Tân Cương phái
Miền NamCác quân phiệt miền Nam đều là các chỉ huy Tân quân tham gia cách mạng Cách mạng Tân Hợi. Điền hệNhóm được đặt tên theo tỉnh Vân Nam, còn có tên là Điền. Chính quyền quân sự tỉnh Vân Nam được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1911, với Thái Ngạc làm Đốc quân, từ đó hình thành Điền hệ.
Cựu Quế hệNhóm được đặt tên theo tỉnh Quảng Tây, còn gọi là Quế. Quảng Tây tuyên bố độc lập với nhà Thanh ngày 6 tháng 11 năm 1911. Ban đầu, nhà cách mạng hỗ trợ các Thống đốc nhà Thanh tiếp tục cai trị, tuy nhiên về sau Lục Vinh Đình giành được ảnh hưởng và giữ vị trí Đốc quân của tỉnh.
Tân Quế hệVào năm 1924, các quân phiệt Cựu Quế hệ mất đi ảnh hưởng và được các quân phiệt trẻ thay thế, hình thành Tân Quế hệ.
Việt hệNhóm đặt theo tên tỉnh Quảng Đông, còn gọi là Việt. Quảng Đông tuyên bố độc lập vào ngày 8 tháng 11. Quân đội Quảng Đông trong những năm 1920 chủ yếu do Trần Quýnh Minh chỉ huy. Trong những năm 1930, Trần Tế Đường là chủ tịch của chính phủ.
Xuyên quânNhóm được gọi theo tên tỉnh Tứ Xuyên, còn gọi là Xuyên. Tuy gọi chung là một nhóm, nhưng từ 1927 đến 1938, Tứ Xuyên là phạm vi thế lực của 5 quân phiệt khác nhau và không quân phiệt nào đủ mạnh để tiêu diệt các quân phiệt còn lại.
Chú thíchTham khảo |