Danh sách quân chủ SiciliaDưới đây là danh sách các quốc vương trị vì trên lãnh thổ Sicilia kể từ khi quốc gia này còn là một bá quốc cho đến "sự hợp nhất hoàn hảo" vào Vương quốc Hai Sicilie năm 1816. Mốc thời gian đánh dấu sự hình thành của nền quân chủ Sicilia là cuộc chinh phạt của người Norman vào miền Nam nước Ý. Cuộc chiến kết thúc hoàn toàn vào khoảng giữa thế kỷ 12, với kết quả là việc kết thúc sự thống trị của người Hồi giáo tại đảo Sicilia. Nhà Hauteville của người Norman là đội quân chính tham gia cuộc chiến và với việc chiếm Parlemo năm 1071, Bá quốc Sicilia chính thức được hình thành. Khoảng 20 năm sau đó, người Norman hoàn toàn chinh phục được Sicilia. Năm 1130, các bá quốc Sicilia và Apulia hợp nhất lại, tạo thành vương quốc Sicilia với vị vua đầu tiên là Roger II được sắc phong bởi Giáo hoàng đối lập Anaclêtô II. Không quá lâu sau đó, các liên minh cá nhân với các nhà nước bên ngoài được hình thành một cách khá liên tục: với đế quốc La Mã Thần thánh (1194 – 1254), với Vương quyền Aragón (1282 – 1714), Công quốc Savoia (1713 – 1720) và cuối cùng là với nền Quân chủ Harsburg (1720 – 1735) ở Áo. Sau sự kiện ở Sicilia năm 1282 và Cuộc chiến tranh sau đó, Vương quốc Sicilia bị chia ra làm 2 phần: phần đất liền của vương quốc cũ, còn gọi là Hither Sicilia, còn có tên khác phổ biến hơn là vương quốc Napoli. Phần còn lại gồm toàn bộ đất liền đảo Sicilia và một số lãnh thổ phía bên kia eo biển Messina (còn gọi với cái tên Ultra Sicilia). Cả hai điều tự xưng là vua của Sicilia cho đến khi Karl I tạm thời kiểm soát các vùng đất này lại dưới cái tên "Vương quốc của Sicilia và Napoli" vào năm 1516. Quá trình thống nhất này chỉ mang tính tạm thời nên trên thực tế phải đến năm 1816 thì Ferdinand III (hoặc IV) mới thống nhất hai vùng đất này trở lại dưới tên Vương quốc Hai Sicilie. Bá tước SiciliaSau khi giành được Sicilia từ tay người Hồi giáo, Robert Guiscard được phong làm "Công tước" xứ Sicilia bởi Giáo hoàng Nicôla II. Em trai ông là Ruggeru I tiếp nối sự nghiệp cai trị của anh trai và trở thành Bá tước đầu tiên của Sicilia.
Quốc vương của SiciliaNăm 1130, Roger II được tấn phong bởi Giáo hoàng đối lập Anaclêtô II và được tái công nhận bởi Giáo hoàng Innôcentê II 9 năm sau đó. Lãnh thổ Vương quốc Sicilia lúc này trải rộng từ đảo Sicilia cho đến miền Nam nước Ý, rồi sau đó nhanh chóng có thêm được Malta và Mahdia. Các lãnh thổ chiếm thêm này không lâu sau đó lại bị mất trở lại. Nhà Hauteville (1130 – 1198)
Theo sau cuộc xâm lược Sicilia của Heinrich VI, Custanza tuyên bố cai trị vùng đất với tư cách là đồng cai trị cùng với chồng bà (trên thực tế bà nắm quyền cai trị thực tế trên lãnh thổ trong phần lớn thời gian làm vương hậu của mình vì vào năm 1195, Henry VI quay trở về Đức sau một khoảng thời gian ngắn ở Sicilia cùng với vợ mình). Một số cuộc đụng độ nổ ra trong quá trình Constantine cùng với chồng của mình cai trị Sicilia. Trong số này phải kể đến cuộc khởi nghĩa của Jordan Lupin, người tự phong là vua của Sicilia. Ông này vể sau không được công nhận là vua chính thức của Sicilia mà chỉ là một kẻ tiếm ngôi bất thành, theo các nhà sử học Evelyn Jamison và Thomas Curtis Van Cleve. Constantine tự mình cai trị ngay sau cái chết bất thình lình của chồng năm 1197 (không lâu sau khi Lupin bị bắt) và năm sau đó thì đưa con trai duy nhất của bà là Frederick II lên ngôi vua Sicilia (ông sau cũng là vua Đế quốc La Mã Thần thánh và vua của thành Jerusalem). Nhà Hohenstaufen (Nhà Staufer; 1194 – 1266)
Sau khi nhiếp chính cho con trai của người anh của mình là Conradin, Manfred tự mình lên ngôi vua vào năm 1258. Tuy vậy, ông không nhận được sự ủng hộ của các Giáo hoàng, một phần vì ảnh hưởng chính trị quá lớn của Manfred khi ông không chỉ nắm quyền tại Sicilia nữa mà còn có sức ảnh hưởng tới các thành bang Ý khác và với Aragón thông qua hôn nhân. Người Anh và sau là người Pháp nỗ lực chiếm quyền kiểm soát Sicilia theo lời kêu gọi từ các Giáo hoàng, và sau trận Benevento cùng cái chết của Manfredi của Sicilia trong trận đánh[15] thì Charles I xứ Anjou trên thực tế đã trở thành vua của Sicilia. Conradin cũng có các động thái quân sự chống lại Charles xứ Anjou sau khi vị vua người Pháp lên nắm quyền tại Sicilia, nhưng cuối cùng bị bắt giữ tại Rome và chém đầu như là một kẻ phản bội[16]. Người Anh tự xưng ngôiEdmund Crouchback có tuyên bố mình là người đứng đầu Sicilia cùng với cha mình là Henry III trong khoảng thời gian từ năm 1254[17] đến năm 1263 nhưng không thành công. Nhà Capet của Anjou (1266 – 1282)
Nhà Barcelona (1282 – 1410)
Martinu II qua đời mà không thể chỉ định được người nối dõi[24], khiến cho ngai vàng Aragón (cùng với cả Sicilia) bị bỏ trống trong khoảng 2 năm. Có tới 5 thành viên hoàng tộc đã tranh giành cho chức vị này, nhưng vẫn không tìm ra được chủ nhân cai trị Vương quyền. Đến năm 1402, sau Thỏa thuận Caspe, Fernando I, một người cháu trai của Martinu II, lên ngôi vương của Aragón, mở đầu thời kỳ cai trị của nhà Trastámmara trên các phần đất mà vương quyền kiểm soát, kể cả ở Sicilia. Nhà Trastámara (1412 – 1516)
Nhà Habsburg (1516 – 1700)
Sau khi Carlo II của Tây Ban Nha mất mà không có người kế vị chính thức, Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha bùng nổ. Với chiến thắng của phía Pháp, nhà Bourbon thiết lập quyền cai trị lên toàn bộ Tây Ban Nha và các lãnh thổ hải ngoại do nước này chiếm giữ, bao gồm cả vương quốc Sicilia. Nhà Borbone (1700 – 1713)
Đến năm 1714, sau hòa ước Utrech, Tây Ban Nha chuyển giao quyền kiểm soát Sicilia về cho phía Savoia. Nhà Savoia (1713 – 1720)
Sau chiến tranh Tứ quốc Liên Minh (1718 – 1720), Savoia mất quyền kiểm soát vùng lãnh thổ vào tay Áo. Nhà Habsburg (1720 – 1735)
Carlos III tiến hành đánh chiếm Sicilia trong cuộc chiến kế vị Ba Lan. Sau khi chiến tranh kết thúc, Carlos III của Tây Ban Nha được nhượng phần lãnh thổ này. Nhà Borbone (1735 – 1816)
Năm 1816, vương quốc Napoli tái hợp cùng với phía Sicilia trong một vương quốc mới bao gồm hai vùng lãnh thổ mang tên vương quốc Hai Sicilie. Nhà Borbone-Hai Sicilie (1816 – 1861)
Năm 1860, vương quốc Hai Sicilie bị chiếm đóng bởi quân đội của Giuseppe Garibaldi và sau đó sát nhập vào vương quốc Ý mới thành lập. Phả hệ Sicilia
Tham khảo
Đọc thêm
|