Công tước xứ Parma và Piacenza (tiếng Ý: duca di Parma e Piacenza; tiếng Anh: Duke of Parma and Piacenza; ) là người cai trị Công quốc Parma và Piacenza, một quốc gia lịch sử ở miền Bắc của Bán đảo Ý, tồn tại từ năm 1545 đến 1802 và một lần nữa từ năm 1814 đến năm 1859.
Công tước xứ Parma cũng là Công tước xứ Piacenza, ngoại trừ những năm đầu cai trị của Ottavio Farnese (1549–1556), và thời kỳ diễn ra các cuộc chiến tranh Napoléon, khi cả hai được tách ra thành những chức vụ riêng biệt do hai cá nhân khác nhau nắm giữ. Công tước xứ Parma cũng thường giữ danh hiệu Công tước xứ Guastalla từ năm 1746 (khi Francis I, Hoàng đế La Mã Thần thánh chiếm đóng Công quốc Guastalla sau khi Công tước xứ Gonzaga cuối cùng qua đời không con) cho đến năm 1847 (khi lãnh thổ được nhượng lại cho Công quốc Modena), ngoại trừ dưới thời Hoàng đế Napoléon I, khi em gái của Napoléon là Pauline Bonaparte trong thời gian ngắn được phong làm Nữ công tước xứ Guastalla và Varella. Công tước cuối cùng là Robert I, bị lật đổ và mất quyền lực trong một cuộc cách mạng sau chiến thắng của Pháp và Sardinia trước Đế quốc Áo. Lãnh thổ của nó được sáp nhập vào Sardinia vào năm 1860.
Năm 1814, sau khi Hoàng đế Napoleon I thoái vị, con trai của ông là Hoàng tử Napoleon đã được nhận tước phong Công tử xứ Parma và trở thành người thừa kế của mẹ ông là Maria Ludovica của Áo, nhưng Đại hội Viên đã bác bỏ quyền thừa kế này, chỉ cho phép mẹ ông trở thành Nữ công tước xứ Parma và giữ tước vị này cho đến khi qua đời thì quyền công tước sẽ được trả lại cho Nhà Bourbon-Parma.
Công tước xứ Parma và Piacenza (1545-1731)
Nhà Farnese 1545–1731
Nhà Bourbon Tây Ban Nha (1731–1735)
Nhà Habsburg (1735–1748)
Nhà Bourbon-Parma (1748–1802)
Công tước Pháp xứ Parma (1808-1814)
Những nhân vật trong danh sách này không thực sự cai trị bất kỳ lãnh thổ nào của Parma và Piacenza, nhưng nhận tước phong danh dự duché grand-fief, cha truyền con nối, được Hoàng đế Napoléon I phong tặng vào năm 1808.
Nhà Habsburg-Lorraine (1814–1847)
Nhà Bourbon-Parma (1847–1859)
Tham khảo