Curcuma campanulata
Tà liền chuông[4] (danh pháp khoa học: Curcuma campanulata) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.[1] Lịch sử phân loạiLoài này được Carl Ernst Otto Kuntze mô tả khoa học đầu tiên năm 1891 dưới danh pháp Stahlianthus campanulatus.[3][5] Nó được coi là loài điển hình của chi Stahlianthus.[1] Năm 1904, Karl Moritz Schumann chuyển nó sang chi Kaempferia,[2][6] nhưng cho tới năm 2015 thì nó vẫn được biết đến với danh pháp S. campanulatus.[5] Năm 2012, Eliška Záveská et al. thấy rằng nó và S. involucratus lồng trong phân chi Hitcheniopsis của chi Curcuma,[7] nên năm 2015 Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi Curcuma.[1] Mẫu vật thu thập ngày 12 tháng 4 năm 1875 tại Siam: Angkor (Ncor),[3] nay là Angkor, Campuchia.[1] Từ nguyênTính từ định danh campanulatus (giống cái: campanulata, giống trung: campanulatum) là từ tiếng Latinh, bắt nguồn từ campanula nghĩa là cái chuông nhỏ, ở đây là nói tới tổng bao hình chuông của loài này (involucrum campanulatum).[2][3] Phân bốLoài này có tại Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.[8] Tại Việt Nam có ở Đồng Nai.[4] Mô tảĐịa thực vật thân thảo, sống lâu năm, có căn hành ngắn và củ to bằng tay cái; vảy dài 1–4 cm. Bẹ lá 3-5, ở gốc, lỏng lẻo, dài 3–8 cm. Lá ít, 2-3, có cuống, nhẵn nhụi; phiến thon nhọn hình mũi mác đến hình thìa, 5-25 × 2–3 cm, nhọn hai đầu, cuống dài đến 6 cm (đến 22 cm ở các lá trên). Ra hoa một lượt cùng với lá. Cụm hoa đầu cành, mọc thẳng. Tổng bao hình chuông (campalunatum), 3-4 × 1,5–2 cm, đỉnh chia 2 thùy nhọn và thanh mảnh. Lá bắc con thuôn dài, thanh mảnh, tựa thủy tinh, dài 2–3 cm. Hoa 15-20, không cong, ở đáy tổng bao và ngắn hơn tổng bao; đài hoa thanh mảnh, dạng màng, gồm 3 cánh đài hình mũi mác, dài ~2 cm; ống tràng dài, phía trên chia 3 thùy, hình nón ngược hẹp, dài ~1,5 cm; các thùy ở đỉnh không đều, thuôn dài, ~1 cm; nhị 1; các nhị lép bên thuôn dài, dạng cánh hoa; cánh môi dài 12–15 mm. Bao phấn 2 ngăn, mô vỏ bao phấn thẳng-thuôn dài, ~4 mm; không có phần phụ kết nối. Bầu nhụy nhẵn nhụi; vòi nhụy hình trụ dẹp; đầu nhụy hình cầu rộng.[2][3][4] Linh tinhTên chi Stahlianthus là để vinh danh Helene Kuntze (họ thời con gái là von Stahl), vợ Otto Kuntze.[3]
Chú thích
|