Cuộc vây hãm Lille (1940)

Trận vây hãm Lille (1940)
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Phương tiện vận tải bị hư hại gần Lille năm 1940
Thời gian2831 tháng 5 năm 1940
Địa điểm
Kết quả

Thắng lợi chiến thuật của quân đội Đức Quốc xã

Thắng lợi chiến lược của Pháp[2]
Tham chiến
 Pháp  Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Jean-Baptiste Molinié Đầu hàng
Gustave Mesny Đầu hàng
Fritz Kühne Đầu hàng
Erwin Rommel
Joachim Lemelsen
Max von Hartlieb-Walsporn
Ludwig Ritter von Radlmeier
Lực lượng
Đệ Tam Cộng hòa Pháp 5 sư đoàn[2]
(40.000 binh lính)
Đức Quốc xã 4 sư đoàn bộ binh
3 sư đoàn thiết giáp[2]
(110.000 binh lính, 800 xe tăng)
Cuộc vây hãm Lille (1940) trên bản đồ Pháp
Cuộc vây hãm Lille (1940)
Vị trí trong Pháp

Cuộc vây hãm Lille là một hoạt động quân sự trong Trận chiến nước Pháp – một phần của Mặt trận phía Tây thời Thế chiến thứ hai. Cuộc bao vây đã diễn ra từ ngày 28 cho đến ngày 31 tháng 5 năm 1940 tại các vùng phụ cận của thành phố Lille ở vùng Flanders thuộc Pháp trong Trận chiến nước Pháp. Đây là một hoạt động trì hoãn của 4 vạn binh lính còn lại của Tập đoàn quân số 1 một thời hùng mạnh của quân đội Pháp chống lại 7 sư đoàn của quân đội Đức Quốc xã, trong số đó có 3 sư đoàn thiết giáp, vốn đang cố gắng xé lẻ và tiêu diệt quân đội Đồng Minh tại Dunkerque.

Cuộc kháng cự dữ dội của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng (Général de division) Jean-Baptiste Molinié tại Lille đã tạo điều kiện cho một số đội hình của Đồng minh tháo chạy đến Dunkerque.[3][4] Chí ít có 10 vạn quân Đồng Minh đã được cứu vãn, và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nhìn nhận cuộc phòng ngự của các lực lượng Pháp ở Lille như là một "đóng góp tuyệt vời".[2] Trong trận chiến, quân Pháp đã phát động một số phản công và thậm chí bắt được cả Thiếu tướng (Generalmajor) Fritz Kühne, người chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 253 (253. Infanterie-Division) của Đức Quốc xã.[5] Đến ngày 31 tháng 5 năm 1940, do không còn cách nào khác, đội quân Pháp của Molinié bị buộc phải đầu hàng quân đội Đức.[1][6]

Sau khi Lille thất thủ làm theo truyền thống của một thời đại khác,[6] người Đức đã cho phép đội quân phòng thủ của Pháp diễu binh trên đường phố và trao huy chương cho họ như một hình thức tôn vinh cuộckháng cự ác liệt của quân Pháp ở Lille.[5]

Chú thích

  1. ^ a b John Williams, France: summer 1940, trang 98
  2. ^ a b c d Shirer (1969), p. 746. Shirer notes, "The remnants of the once formidable First Army,... now under the command of General Molinié, held out around Lille until late on May 31, engaging seven German divisions, three of them panzer, and thus preventing them from joining the enemy assault on Dunkirk. This gallant stand helped the beleaguered Anglo-French forces around the port to hold out for an additional two to three days and thus save at least 100,000 more troops. 'A splendid contribution,' Churchill called it."
  3. ^ “Battle of Lille (25–ngày 31 tháng 5 năm 1940)”. filefront.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ Alan Shepperd, France 1940: Blitzkrieg in the West, trang 85
  5. ^ a b “Battle of Lille (28th May – 1st June)”. axishistory.com. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ a b J. E. Kaufmann, H.w. Kaufmann, Hitler's Blitzkrieg Campaigns: The Invasion And Defense Of Western Europe, 1939-1940, trang 256