Cool Biz

Cửa hàng trưng bày thời trang Cool Biz năm 2017

Cool Biz là một chiến dịch tại Nhật Bản được Bộ Môi trường khởi xướng từ mùa hè 2005 như một biện pháp để giúp giảm mức tiêu thụ điện của Nhật Bản bằng cách hạn chế sử dụng điều hòa không khí. Chiến dịch được thực hiện bằng cách thay đổi tiêu chuẩn nhiệt độ điều hòa văn phòng thành 28 °C (hoặc khoảng 82 °F) và giới thiệu một quy định về trang phục mùa hè tự do trong các cơ quan thuộc chính phủ Nhật Bản để công chức có thể làm việc ở nhiệt độ ấm hơn. Chiến dịch sau đó đã lan truyền sang khu vực tư nhân.

Ý tưởng này được đề xuất bởi Bộ trưởng Bộ Môi trường Koike Yuriko thuộc nội các của thủ tướng Nhật Bản Koizumi Junichirō. Chiến dịch ban đầu được áp dụng từ tháng 6 đến tháng 9, nhưng từ năm 2011 khi tình trạng thiếu điện sau sự kiện động đất và sóng thần Tōhoku 2011 thì chiến dịch được kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.[1]

Tổng quan

Trong Nội các Koizumi lần 1 (cải tổ lần 2) của đảng Dân chủ Tự do, Bộ trưởng Bộ Môi trường Koike Yuriko phát biểu vào năm 2005 "tiết kiệm điều hòa không khí bằng trang phục thoáng mát mùa hè" như một khẩu hiệu. Sau đó, theo sáng kiến của Bộ Môi trường thì không đeo cà vạt hoặc không mặc vest càng nhiều càng tốt (được gọi là "không cà vạt - không vest"), mặc một chiếc váy thoáng mát để có thể kiểm soát được nhiệt độ văn phòng từ 28 °C trở lên vào mùa hè. Cool Biz được chọn trong sự kiện lấy ý kiến công khai do Bộ Môi trường tổ chức vào tháng 4 năm 2005.[2] Cool Biz là kết hợp của cool (có nghĩa là 'mát mẻ' hoặc 'sành điệu') và Biz là hình thức rút gọn của business (có nghĩa là thương mại) tượng trưng cho công sở và nghề nghiệp, Cool Biz được chọn là một trong mười từ thông dụng của giải thưởng từ mới và từ thông dụng năm 2005.[3]

Thời gian thực hiện chiến dịch theo Bộ Môi trường là từ ngày 1 tháng 6 đến 30 tháng 9 cùng năm. Tuy nhiên, vào năm 2011 khi xem xét tình hình thiếu điện hiện tại do sự cốnhà máy điện hạt nhân Fukushima I của công ty điện lực Tokyo (TEPCO) thì chiến dịch được kéo dài từ ngày 1 tháng 5 bởi các chính khách, các cơ quan chính phủ và một số công ty đại chúng.[1] Để tiết kiệm năng lượng, chính phủ Nhật Bản khuyến nghị đặt điều hòa không khí ở nhiệt độ 28 °C, tắt máy tính không sử dụng, kêu gọi chuyển giờ làm việc sang buổi sáng và nói về nghỉ hè nhiều hơn bình thường. Chính phủ Nhật Bản sau đó ra mắt một chiến dịch 'Super Cool Biz'[4][5] để khuyến khích người lao động mặc trang phục phù hợp với công sở nhưng vẫn đủ mát mẻ để chịu đựng cái nóng mùa hè. Áo thun cổ bẻsneaker được cho phép, trong khi quần jeansandal cũng được chấp nhận trong một số trường hợp.[6] Ngày 1 tháng 6 năm 2011 đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch 'Super Cool Biz' của Bộ Môi trường, "các quảng cáo toàn trang báo và các hình ảnh của công chức thuộc Bộ Môi trường đang mỉm cười khá tự giác tại bàn làm việc với áo thun cổ bẻáo Kariyushi đầy màu sắc.[7] Từ năm 2012, chiến dịch Super Cool Biz bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 31 tháng 10.[8]

Quy định trang phục tại Bộ Môi trường năm 2012[9][10]
Trang phục không cà vạt không vest áo ngắn tay áo Kariyushi áo thun cổ bẻ áo Aloha áo thun áo không tay quần Chino quần jean lederhose sneaker sandal
Cool Biz (○) (○) × × × × (○) × × (○) ×
Super Cool Biz × ×
○ được phép, (○) dược phép nhưng không hoàn toàn, × chỉ có thể có chừng mực theo TPO, △về nguyên tắc không thể

Chú thích

  1. ^ a b 'Cool Biz' casual work attire campaign kicks off” [Khởi động chiến dịch trang phục công sở giản dị 'Cool Biz']. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “「夏の新しいビジネススタイル」愛称発表及び愛・地球博会場内での6月5日環境省関連イベントについて” [Về biệt danh 'phong cách kinh doanh mới của mùa hè' được công bố và sự kiện liên quan đến Bộ Môi trường vào ngày 5 tháng 6 tại địa điểm Aichi Earth Expo]. Bộ Môi trường (bằng tiếng Nhật). ngày 17 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2005.
  3. ^ “「現代用語の基礎知識」選 ユーキャン 新語・流行語大賞” [Kiến thức cơ bản về thuật ngữ hiện đại lựa chọn giải thưởng từ mới và từ thông dụng]. Jiyu Kokuminsha (bằng tiếng Nhật). ngày 11 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2005.
  4. ^ “「スーパークールビズ(SUPERCOOLBIZ)」について” [Giới thiẹu về Super Cool Biz]. Bộ Môi trường (bằng tiếng Nhật). ngày 5 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Nosowitz, Dan (ngày 10 tháng 6 năm 2011). “Japanese Environment Ministry to Slash Energy With Hawaiian Shirt Initiative Dubbed "Super Cool Biz" [Bộ Môi trường Nhật Bản cắt giảm năng lượng với sáng kiến ​​áo Hawaii được gọi là "Super Cool Biz"]. Popular Science (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2011. zero width space character trong |trans-title= tại ký tự số 58 (trợ giúp)
  6. ^ “Japan promotes 'Super Cool Biz' energy saving campaign” [Nhật Bản khuyến khích chiến dịch tiết kiệm năng lượng 'Super Cool Biz']. BBC (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ “Super Cool Biz”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ “夏のカイテキ、楽しくつくろう。COOL BIZ” [Hãy làm cho mùa hè vui vẻ, Cool Biz]. Bộ Môi trường (bằng tiếng Nhật). ngày 11 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  9. ^ “平成24年度スーパークールビズの実施について(お知らせ)” [Về hướng dẫn của Super Cool Biz 2012]. Bộ Môi trường (bằng tiếng Nhật). ngày 25 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  10. ^ “環境省におけるクールビズ服装の可否” [Khả năng Cool Biz tại Bộ Môi trường]. Bộ Môi trường (bằng tiếng Nhật). ngày 25 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.