Clozapine

Clozapine
Skeletal formula of clozapine
Stick-and-ball model of the clozapine molecule
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiClozaril, Leponex, Versacloz, others[2]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa691001
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người) [1]
Dược đồ sử dụngby mouth
Nhóm thuốcatypical antipsychotic
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng60 to 70%
Chuyển hóa dược phẩmGan, by several CYP isozymes
Chu kỳ bán rã sinh học6 to 26 hours (mean value 14.2 hours in steady state conditions)
Bài tiết80% in metabolized state: 30% biliary and 50% thận
Các định danh
Tên IUPAC
  • 8-Chloro-11-(4-methylpiperazin-1-yl)-5H-dibenzo[b,e][1,4]diazepine
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.024.831
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H19ClN4
Khối lượng phân tử326,83 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy183 °C (361 °F)
Độ hòa tan trong nước0.1889[3] mg/mL (20 °C)
SMILES
  • CN1CCN(CC1)C2=Nc3cc(ccc3Nc4c2cccc4)Cl
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C18H19ClN4/c1-22-8-10-23(11-9-22)18-14-4-2-3-5-15(14)20-16-7-6-13(19)12-17(16)21-18/h2-7,12,20H,8-11H2,1H3 ☑Y
  • Key:QZUDBNBUXVUHMW-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Clozapine, được bán dưới tên thương hiệu Clozaril cùng một số tên khác,[2] là một loại thuốc chống loạn thần không điển hình.[1] Thuốc này chủ yếu được sử dụng cho bệnh tâm thần phân liệt nếu bệnh không tiến triển sau khi sử dụng các loại thuốc chống loạn thần khác.[1] Ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần phân liệt, chúng có thể làm giảm tỷ lệ hành vi tự tử.[1] Thuốc này hiệu quả hơn thuốc chống loạn thần điển hình và hiệu quả cho cả những người có khả năng bị nhờn thuốc.[4][5][6] IChúng được dùng bằng cách uống.[1]

Clozapine có liên quan đến nguy cơ tương đối cao là giảm lượng các tế bào máu trắng, có thể dẫn đến tử vong.[1] Để giảm nguy cơ này, ta nên theo dõi máu thường xuyên.[1] Các nguy cơ nghiêm trọng khác bao gồm co giật, viêm tim, mức đường trong máu cao, và ở những người lớn tuổi bị rối loạn tâm thần do chứng mất trí nhớ, là tăng nguy cơ tử vong.[1][7] Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, khô miệng, huyết áp thấp, gặp khó khăn và chóng mặt.[1] Rối loạn vận động vĩnh viễn có khả năng xảy ra ở khoảng 5% số người.[7] Cơ chế hoạt động của thuốc này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.[1]

Clozapine lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1958 và được bán thương mại vào năm 1972.[8] Đó là thuốc chống loạn thần không điển hình đầu tiên.[9] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[10] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,05 đến 2,10 USD mỗi ngày tính đến năm 2014.[11]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k “Clozapine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ a b “Clozapine International Brands”. Drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ Hopfinger A, Esposito EX, Llinas A, Glen RC, Goodman JM (2009). “Findings of the Challenge To Predict Aqueous Solubility”. Journal of Chemical Information and Modeling. 49: 1–5. doi:10.1021/ci800436c. PMID 19117422.
  4. ^ Leucht, Stefan; Cipriani, Andrea; Spineli, Loukia; Mavridis, Dimitris; Örey, Deniz; Richter, Franziska; Samara, Myrto; Barbui, Corrado; Engel, Rolf R; Geddes, John R; Kissling, Werner; Stapf, Marko Paul; Lässig, Bettina; Salanti, Georgia; Davis, John M (2013). “Comparative efficacy and tolerability of 15 antipsychotic drugs in schizophrenia: a multiple-treatments meta-analysis”. The Lancet. 382 (9896): 951–62. doi:10.1016/S0140-6736(13)60733-3. PMID 23810019.
  5. ^ Essali, A; Al-Haj Haasan, N; Li, C; Rathbone, J (ngày 21 tháng 1 năm 2009). “Clozapine versus typical neuroleptic medication for schizophrenia”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (1): CD000059. doi:10.1002/14651858.CD000059.pub2. PMID 19160174.
  6. ^ Siskind, D; McCartney, L; Goldschlager, R; Kisely, S (ngày 7 tháng 7 năm 2016). “Clozapine v. first- and second-generation antipsychotics in treatment-refractory schizophrenia: systematic review and meta-analysis”. The British journal of psychiatry: the journal of mental science. 209: 385–392. doi:10.1192/bjp.bp.115.177261. PMID 27388573.
  7. ^ a b Hartling, L; Abou-Setta, AM; Dursun, S; Mousavi, SS; Pasichnyk, D; Newton, AS (ngày 2 tháng 10 năm 2012). “Antipsychotics in adults with schizophrenia: comparative effectiveness of first-generation versus second-generation medications: a systematic review and meta-analysis”. Annals of Internal Medicine. 157 (7): 498–511. doi:10.7326/0003-4819-157-7-201210020-00525. PMID 22893011.
  8. ^ Crilly, John (ngày 1 tháng 3 năm 2007). “The history of clozapine and its emergence in the US market a review and analysis”. History of Psychiatry (bằng tiếng Anh). 18 (1): 39–60. doi:10.1177/0957154X07070335. ISSN 0957-154X. PMID 17580753. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ Corey, edited by Jie Jack Li, E.J. (2013). Drug discovery practices, processes, and perspectives. Hoboken, N.J.: John Wiley & Sons. tr. 248. ISBN 9781118354469. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ “Clozapine”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.