Chủ nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quansiêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, dị tính với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc.

Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại.

Khác với chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại không nhấn mạnh hay đề cao duy lý và văn minh phương Tây.

Tương phản tư duy hiện đại và hậu hiện đại

TT Hệ đối sánh Hiện đại Hậu hiện đại
1 Lập luận Từ cơ sở đi lên Các thành tố đa tầng của các cấp độ lập luận đa tầng. Có định hướng đan kết như mạng nhện
2 Khoa học Chủ nghĩa lạc quan phổ quát Duy hiện thực các giới hạn
3 Thành phần/Toàn thể Các thành phần bao gồm cái toàn bộ Toàn bộ quan trọng hơn các thành phần
4 Thượng đế Hành động bằng vi phạm "luật tự nhiên" hoặc bằng "tính nội tại" trong mọi sự hiện hữu Liên hệ nhân quả từ trên xuống dưới
5 Ngôn ngữ Có tính quy chiếu Ý nghĩa tùy thuộc bối cảnh xã hội thông qua cách sử dụng

Dị biệt hệ thống giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại

TT Chủ nghĩa hiện đại Chủ nghĩa hậu hiện đại
1 Chủ nghĩa lãng mạn/Chủ nghĩa tượng trưng Chủ nghĩa siêu vật lý/Chủ nghĩa đa đa
2 Hình thức (gắn bó/khép kín) Phản hình thức (phân mảnh/khai mở)
3 Có mục đích Mỉa mai
4 Có dự kiến Ngẫu nhiên
5 Có thứ tự trước sau Hỗn loạn, vô trật tự
6 Chín chắn, ngôn từ Cạn kiệt, im lặng
7 Đối tượng nghệ thuật gói trọn trong tác phẩm Trình diễn, tiến trình
8 Giữ khoảng cách Tham dự
9 Sáng tạo, toàn bộ hóa Giải cấu trúc
10 Chính đề Phản đề
11 Hiện diện Vắng mặt
12 Tập trung Tản mác
13 Chú trọng thể loại, từng văn bản độc lập Chú trọng văn bản, liên văn bản
14 Ngữ nghĩa Tu từ
15 Mô hình (biến hóa hệ thống) Ráp chữ với chữ
16 Câu có mệnh đề chính phụ Câu gồm các mệnh đề độc lập
17 Ẩn dụ Hoán dụ
18 Lựa ra Kết vào
19 Có chiều sâu Chỉ bề mặt
20 Diễn dịch Chống diễn dịch
21 Đọc Đọc sai
22 Cái được biểu hiện Cái biểu hiện
23 Chỉ để đọc Vừa đọc vừa cùng sáng tác với tác giả
24 Tự sự Phản tự sự
25 Văn chương bác học Bình dân bản địa
26 Theo hội chứng Theo khát vọng
27 Kiểu mẫu điển hình Lai tạp
28 Sinh dục tính, biểu tượng dương vật Nhiều hình thái
29 Hoang tưởng Tâm thần phân liệt
30 Khởi nguyên/nguyên nhân Khác biệt
31 Đức Chúa Cha Đức Chúa Thánh Thần
32 Siêu hình học Châm biếm
33 Xác định Bất định
34 Siêu việt Nội tại

[1]

Tham khảo

  1. ^ [Hassan, The culture of postmodernism, theory, culture, and society, Vol 5, 1985, P 123-124.]

Liên kết