Chủ nghĩa Trump

Chủ nghĩa Trump (bắt nguồn từ tiếng Anh "Trumpism") là một khẩu hiệu chính trị, để mà gọi " hệ tư tưởng chính trị " và phong cách nắm quyền tổng thống của Donald Trump. Thuật ngữ này cũng thường được áp dụng cho các phong trào bảo thủ cánh Hữu - tân dân tộc trong các nền dân chủ phương Tây.

Nguồn gốc

Thuật ngữ này xuất hiện trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nó được dùng để nói đến một phương pháp chính trị dân túy, dùng những câu trả lời đơn giản cho các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội phức tạp và huy động những người thua cuộc trong lúc bất bình đẳng xã hội càng ngày càng gia tăng, khinh thường các thế lực chính trị hiện hữu. Vê mặc ý thức hệ đây là một chủ nghĩa có khuynh hướng bảo thủ cánh hữu, dân tộc,[1] trong đó phong cách chính sách Trump có nét độc tài chuyên chế.[2]

Về các vấn đề đối ngoại (theo nghĩa của Trump America First), nó thích một chính sách đơn phương so với chính sách đa phương và nhấn mạnh lợi ích quốc gia, bao gồm cả trong bối cảnh các hiệp ước kinh tế và nghĩa vụ liên minh.[3] Trump đã nhiều lần bày tỏ sự khinh miệt đối với Canada và các đối tác xuyên Đại Tây Dương (NATOLiên minh châu Âu), cho đến nay được coi là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ.[4] Đặc điểm của chính sách đối ngoại là sự ưa thích các nhà cai trị chuyên chế, đặc biệt đối với Tổng thống Nga Putin, người Trump ngay cả trước khi nhậm chức,[5] và trong hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki thường ca ngợi.[6]

Về chính sách kinh tế, chủ nghĩa Trump hứa hẹn sẽ cung cấp việc làm mới và đầu tư nhiều hơn ở nội địa.[7] Đường lối cứng rắn của Trump về thặng dư xuất khẩu của các đối tác thương mại Mỹ năm 2018 đã dẫn đến tình trạng căng thẳng với thuế quan trừng phạt lẫn nhau giữa Mỹ và một bên là EU và Trung Quốc.[8] Trump đảm bảo được sự hỗ trợ của những người ủng hộ ông, mà không hài lòng với sự phát triển gần đây tại Hoa Kỳ, với một chính sách nhấn mạnh mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, chống chủ nghĩa tinh hoa và chỉ trích sự toàn cầu hóa.[9]

Về mặt hùng biện, chủ nghĩa Trump đặc trưng với thái độ sô vanh đối với phụ nữ và dân tộc thiểu số cũng như chống đối những phe nhóm có thế lực chính trị.[10] Trump thường loan truyền một số lượng lớn các thông tin sai trái hoặc ít nhất là lừa dối mà ông cho là sự thật.[11] Trong khi đó, phần lớn các phương tiện truyền thông do có những tường thuật chỉ trích bị Trump dèm pha cho đó là những truyền thông giả dối trong khi ông chủ yếu dựa vào đài Fox News Channel bảo thủ.[12]

Nhà sử học người Mỹ Robert Paxton đánh giá chủ nghĩa Trump là có khuynh hướng bài ngoại, lặp đi lặp lại sự suy đồi quốc gia, mà cần phải chiến đấu chống lại, và áp dụng các phong cách diễn đạt kiểu phát xít. Stanley Payne không phân loại ông là phát xít mà là phản động, trong khi nhà sử học người Anh Roger Griffin coi định nghĩa cho đó là chủ nghĩa phát xít là không phù hợp, vì Trump không đặt vấn đề về hệ thống chính trị của Hoa Kỳ hoặc muốn xóa bỏ các thể chế dân chủ. Tuy nhiên, có thể nhận ra là có một sự coi thường đối với hệ thống chính trị hiện thời (cả đối nội và đối ngoại). Nhà sử học người Argentina Federico Finchelstein nhìn thấy sự giao thoa đáng kể giữa chủ nghĩa Peron và chủ nghĩa Trump.[13] Nhà sử học được coi trọng Christopher Browning nhận thấy những hậu quả lâu dài của chính sách của Trump (có những đặc điểm độc đoán mạnh mẽ) và sự hỗ trợ mà ông nhận được từ Đảng Cộng hòa. Điều này đã đầu độc vĩnh viễn bầu không khí chính trị, có khả năng gây bất lợi cho nền dân chủ.[14]

Trong các cuộc tranh luận bằng tiếng Đức, thuật ngữ này cho đến nay chỉ xuất hiện lẻ tẻ, chủ yếu liên quan đến cuộc khủng hoảng niềm tin vào chính trị và truyền thông. Nó đề cập đến chiến lược của các chủ thể chính trị cánh hữu thúc đẩy cuộc khủng hoảng này nhằm thu lợi từ nó.[15]

Tự điển

Từ điển tiếng Anh Collins của Anh đã chọn chủ nghĩa Trump sau Brexit là một trong những "từ của năm 2016": Theo những giám khảo, thuật ngữ này đề cập đến cả hệ tư tưởng của Trump và những phát ngôn khiêu khích đặc trưng của ông ta.[16]

Thư mục

Tham khảo

  1. ^ Vgl. Johannes Kuhn: Wer Amerika nach rechts rückte, in: Süddeutsche Zeitung, 2 September 2017; Adam Serwer: The Nationalist's Delusion, in: The Atlantic, 20. November 2017.
  2. ^ Lee Drutman, Larry Diamond, Joe Goldman: Is Trump Giving Authoritarianism a Bad Name?, in: The New York Times, 15. März 2018; Greg Sargent: The Trump authoritarian cult, in: The Washington Post, 26. Oktober 2017.
  3. ^ Peter Rudolf: US-Außenpolitik unter Präsident Trump, Stiftung für Wissenschaft und Politik.
  4. ^ Julianne Smith, Jim Townsend: NATO in the Age of Trump, in: Foreign Affairs, 9. Juli 2018; Ishaan Tharoor: Trump’s NATO trip shows ‘America First’ is ‘America Alone’, in: The Washington Post, 11. Juli 2018.
  5. ^ Timeline: Donald Trump's praise for Vladimir Putin
  6. ^ Trump und Putin: Republikaner üben leichte Kritik
  7. ^ John Harwood: Why Trumpism May Not Endure. In: The New York Times, 20. Januar 2017.
  8. ^ Richard Partington: Trump’s trade war: what is it and which products are affected?, in: The Guardian, 7. Juli 2018.
  9. ^ Jack Thompson: Den Trumpismus verstehen: Die Außenpolitik des neuen amerikanischen Präsidenten. In: Sirius – Zeitschrift für Strategische Analysen, Heft 1(2), 2017, S. 109–115 (online).
  10. ^ Ben Tarnoff: The triumph of Trumpism: the new politics that is here to stay. In: The Guardian, 9. November 2016.
  11. ^ Glenn Kessler, Meg Kelly: President Trump has made more than 2,000 false or misleading claims over 355 days, in: The Washington Post, 10. Januar 2018.
  12. ^ Jason Schwartz: Trump opens rift in press corps as he disses CNN as ‘fake’ and Fox News as ‘real’, in: Politico, 13. Juli 2018.
  13. ^ Federico Finchelstein: From Fascism to Populism in History. University of California, Oakland 2017, ISBN 978-0-520-96804-2, S. 11–13.
  14. ^ Christopher Browning: The Suffocation of Democracy. In: The New York Review of Books Vol. 65, Number 16 (2018). Zitat ebd.: Trump is not Hitler and Trumpism is not Nazism, but regardless of how the Trump presidency concludes, this is a story unlikely to have a happy ending.
  15. ^ Dorothée de Nève: „Der Trumpismus bedroht die Demokratie auch in Hessen“. Lưu trữ 2017-04-12 tại Wayback Machine In: Hessenschau, 10. November 2016; Georg Seeßlen: Sprachattacke der Rechtspopulisten: Trompeten des Trumpismus. In: Spiegel Online, 2. Februar 2017.
  16. ^ Etymology Corner – Collins Word of the Year 2016. In: Collinsdictionary.com, 3. November 2016.