Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 45-CP[1]. Theo đó:
Thành lập huyện Châu Đức trên cơ sở 8 xã: Ngãi Giao, Nghĩa Thành, Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Kim Long, Xà Bang và Láng Lớn; các khu kinh tế mới Suối Rao, Đá Bạc; ấp Sông Cầu, xã Hòa Long và ấp Phước Trung, xã Long Phước (huyện Châu Thành cũ)
Chuyển xã Ngãi Giao thành thị trấn Ngãi Giao (thị trấn huyện lỵ huyện Châu Đức)
Chia xã Kim Long thành 2 xã: Kim Long và Quảng Thành
Thành lập xã Suối Rao trên cơ sở khu kinh tế mới Suối Rao
Thành lập xã Đá Bạc trên cơ sở khu kinh tế mới Đá Bạc và ấp Phước Trung (xã Long Phước).
Khi mới thành lập, huyện Châu Đức có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngãi Giao và 11 xã: Bình Ba, Bình Giã, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.
Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1999/NĐ-CP[5]. Theo đó:
Thành lập xã Sơn Bình trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Xuân Sơn
Thành lập xã Bình Trung trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Bình Giã.
Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập xã Cù Bị trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Láng Lớn.[6]
Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập xã Bàu Chinh trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thị trấn Ngãi Giao, một phần diện tích và dân số của xã Kim Long.[7]
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15[8] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập thị trấn Kim Long trên cơ sở toàn bộ xã Kim Long.
Huyện Châu Đức có 2 thị trấn và 14 xã như hiện nay.
Du lịch
Trên địa bàn huyện có các địa điểm du lịch nổi bật như:
Tượng đài chiến thắng Bình Giã (thị trấn Ngãi Giao)[9]