Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina

Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina
Một chiếc xe tăng Panther của Đức trên chiến trường Romania. Tháng 8, 1944
Hoạt động1 tháng 4 – 23 tháng 9, 1944
Quốc gia Đức
 România
Quân chủngHeer
Quy môCụm tập đoàn quân
Tham chiếnThế chiến thứ hai
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Ferdinand Schörner
Johannes Frießner

Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (tiếng Đức: Heeresgruppe Südukraine, tiếng Romania: Grupul de Armate Ucraina de Sud) là một phiên hiệu đội hình tác chiến chiến lược cấp cụm tập đoàn quân của liên quân Đức Quốc xãVương quốc Rumani trên Mặt trận phía Đông trong Thế chiến thứ hai. Cụm tập đoàn quân này đặt bản doanh tại Slănic-Moldova, chịu trách nhiệm trên tuyến mặt trận dài 680 km, trong đó gần phân nửa do quân Romania trấn giữ.[1] Khu vực hoạt động của nó bao phủ toàn bộ miền Đông Romania, từ một đường 40 km về phía đông Bucharest.[2]

Hoạt động

Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina được thành lập vào ngày 5 tháng 4 năm 1944 trên cơ sở đổi tên thành từ Cụm tập đoàn quân A.[3] Quân số lúc cao điểm của cụm tập đoàn quân này lên đến 905.000 người[4] (gồm 500.000 quân Đức và 405.000 quân Rumani), 400 xe tăngpháo xung kích[5][6] (gồm 120 xe tăng[a] và 280 pháo xung kích), 7.600 pháo các loại,[6] 810 máy bay[6]

Cụm tập đoàn quân này tham chiến trong Chiến dịch Iaşi–Chişinău và sau khi chịu thương vong nặng nề được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân Nam vào nửa đêm ngày 23 tháng 9 năm 1944.[7] [b]

Biên chế tác chiến

15 tháng 8 năm 1944[8][9]

Chỉ huy [c]

Tư lệnh

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Ferdinand Schörner
1892–1973
tháng 3 năm 1944 - tháng 7 năm 1944
Thượng tướng Sơn cước (1942)

Đại tướng (1944)
Thống chế (1945). Bị truy tố là tội phạm chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 8 năm 1960.
2
Johannes Frießner
1892–1971
tháng 7 năm 1944 - tháng 9 năm 1944
Đại tướng (1944)
Bị thải hổi tháng 12 năm 1944.

Tham mưu trưởng

STT Ảnh Họ tên Thời gian sống Thời gian
tại nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
1
Walther Wenck
1900-1982
tháng 3 năm 1944 - tháng 7 năm 1944
Trung tướng (1944)
Thượng tướng Thiết giáp (1945). Bị bắt làm tù binh chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 12 năm 1947.
2
Helmuth von Grolman
1898-1977
tháng 7 năm 1944 - tháng 9 năm 1944
Thiếu tướng (1943)
Trung tướng (1944). Bị bắt làm tù binh chiến tranh và bị giam giữ đến tháng 3 năm 1948.

Ghi chú

  1. ^ most of them in the Romanian armored division
  2. ^ Edwald Klapdor. 2011, Viking Panzers: The German 5th SS Tank Regiment in the East in World War II, pg 383 states that it was redesignated Army Group South on 15 September, 1944.
  3. ^ Army Group South Ukraine could not take major operational decisions without securing Ion Antonescu's approval.[10]

Chú thích

Tham khảo

  • Ziemke, Earl F. (2002). Stalingrad to Berlin: The German Defeat in the East. Washington, D.C: Center of Military History, US Army. ISBN 9781780392875.
  • Klapdor, Ewald (2011). Viking Panzers: The German 5th SS Tank Regiment in the East in World War II. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books.