Cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ phần da bọc phía đầu của dương vật.[1]

Cắt bao quy đầu

Việc cắt bao quy đầu đã có từ thời tiền sử, có thể thấy qua nhiều di tích hình ảnh từ thời đồ đáthời cổ đại Ai Cập,tuy nhiên các học giả có suy diễn khác nhau về những hình này.[2][3][4] Cắt bao quy đầu là một giáo điều trong Do Thái giáoHồi giáo[5][6], là một phong tục của một số phái Công giáo chính thống Đông Âu và ở châu Phi[7].

Việc cắt bao quy đầu phổ biến nhất tại vùng Trung Đông, Hoa Kỳ và nhiều vùng châu Phi và châu Á.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 30% người nam trên thế giới đã được cắt bao quy đầu, phần lớn là vì văn hóa và tôn giáo[8].

Trong khi một số tổ chức chống đối tục lệ cắt bao quy đầu, cho đây là một vi phạm nhân quyền trẻ em và thiếu bằng chứng y học[9], thì một số khác lại ủng hộ phẫu thuật này, cho đây là một phương pháp phát triển sức khỏe công cộng[10] nhất là giúp phòng chống bệnh AIDS[11][12][13].

Vào tháng 3 năm 2007 Tổ chức Y tế Thế giới và UNAIDS công nhận cắt bao quy đầu ở trẻ em nam giới là một phương pháp ngăn chặn HIV công hiệu, nhưng kèm theo cảnh cáo là phẫu thuật này chỉ có thể ngăn chặn phần nào và không nên chỉ dùng nó thay thế tất cả những phương pháp phòng chống khác[14]. WHO cũng công bố những phát hiện khoa học về thuật cắt bao quy đầu phòng ngừa bệnh lây truyền bệnh HIV trong giao hợp nam nữ, nhất là trong những vùng bệnh này đang lan tràn như vùng nam sa mạc Sahara châu Phi, và đòi hỏi phẫu thuật phải được tiến hành an toàn và với sự đồng ý của người bị cắt hoặc của gia đình[15][16].

Phẫu thuật cắt bao quy đầu cũng được dùng chữa bệnh viêm quy đầuung thư dương vật[17][18] Hiện nay y giới vẫn còn tranh cãi về dùng phẫu thuật này để chữa chứng hẹp bao quy đầu.[19][20]

Y học

Hội chứng hẹp bao quy đầu

Bình thường, người nam khi đến tuổi trưởng thành thì lớp da bao ngoài dương vật (gọi là da quy đầu) sẽ tuột xuống ít hoặc nhiều khi dương vật cương cứng để lộ quy đầu. Ở một số thiếu niên lớp da này vẫn bao lấy toàn bộ phần đầu dương vật chỉ chừa lại một lỗ nhỏ để tháo nước tiểu. Do đó nước tiểu thường còn sót lại bên trong bọc da, đóng cặn, gây khó khăn cho việc giữ gìn vệ sinh. Nếu không có phương pháp can thiệp, có thể làm viêm quy đầu nguy hiểm nhất có thể dẫn đến ung thư dương vật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thanh niên được cắt bao quy đầu thường ít bị nhiễm trùng gây viêm quy đầu.[21][22][23] Lý do được đưa ra gồm:

  • Cắt bao quy đầu sẽ làm quy đầu lộ ra dễ vệ sinh tránh được các chứng bệnh viêm nhiễm tại quy đầu như viêm bao quy đầu....[24]
Tái phát viêm dương vật quy đầu (Balanitis) là một dấu hiệu cho phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Giải phẫu

Cắt bao quy đầu đơn giản chỉ là một cuộc tiểu phẫu với mục đích cắt bỏ lớp da thừa để quy đầu sạch sẽ hơn. Cách làm là người cần cắt quy đầu sẽ phải vệ sinh dương vật sạch sẽ, cạo hết lớp lông nơi đó. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành chích nhiều mũi thuốc tê vào lớp da bao bên ngoài dương vật cho đến khi người cần giải phẫu không còn cảm giác nơi vùng da đó nữa thì thao tác cắt bao quy đầu sẽ được tiến hành. Chỉ một vài mũi kéo, bác sĩ sẽ tách bỏ lớp da thừa, giữ lại phần dây thắng sao cho vùng khoái cảm không bị tổn thương. Vùng da được giải phẫu xong có thể sẽ sưng lên một chút và hơi bị phù do thuốc gây tê còn đọng lại, nhưng chỉ vài ngày sau vùng da sẽ trở lại hình dạng bình thường với phần bao quy đầu đã được cắt bỏ.

Sau khi cắt bao quy đầu

Lợi ích và hạn chế

  • Cắt bao quy đầu sẽ giúp người thanh niên giữ gìn vệ sinh cho bộ phận sinh dục của mình, hạn chế nguy cơ ung thư dương vật, thậm chí giảm luôn thói quen thủ dâm ở một số thanh niên bị hẹp bao quy đầu.
  • Tuy nhiên, tùy theo tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ nên khi phẫu thuật có khi không đạt yêu cầu có thể dẫn đến giảm khoái cảm trong lúc quan hệ tình dục vì lớp da đã bị cắt bỏ ấy đôi khi có liên kết với một số dây thần kinh khoái cảm.

Hình ảnh

Trước khi cắt bao quy đầu
Sau khi cắt bao quy đầu
Dương vật cắt bao quy đầu và cắt da qui đầu
Trước khi - Sau khi, cắt bao quy đầu

Chú thích

  1. ^ Trên phương diện y học:
  2. ^ “The Ideal Prepuce in Ancient Greece and Rome”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ Wrana, P. (1939). “Historical review: Circumcision”. Archives of Pediatrics. 56: 385–392. as quoted in: Zoske, Joseph (1998). “Male Circumcision: A Gender Perspective”. The Journal of Men's Studies. 6 (2): 189–208. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2006.
  4. ^ Gollaher, David L. (2000). Circumcision: a history of the world’s most controversial surgery. New York, NY: Basic Books. tr. 53–72. ISBN 978-0-465-04397-2 LCCN 99-0 – 0.
  5. ^ “Circumcision”. American-Israeli Cooperative Enterprise. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2006.
  6. ^ Beidelman, T. (1987). “CIRCUMCISION”. Trong Mircea Eliade (biên tập). The Encyclopedia of religion. 3. New York, NY: Macmillan Publishers. tr. 511–514. LCCN 86-0 – 00 ISBN 978-0-02-909480-8. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2006.
  7. ^ Customary in some Coptic and other churches:
    • "The Coptic Christians in Egypt and the Ethiopian Orthodox Christians— two of the oldest surviving forms of Christianity— retain many of the features of early Christianity, including male circumcision. Circumcision is not prescribed in other forms of Christianity... Some Christian churches in South Africa oppose the practice, viewing it as a pagan ritual, while others, including the Nomiya church in Kenya, require circumcision for membership and participants in focus group discussions in Zambia and Malawi mentioned similar beliefs that Christians should practice circumcision since Jesus was circumcised and the Bible teaches the practice." Male Circumcision: context, criteria and culture (Part 1), Joint United Nations Programme on HIV/AIDS, 26 tháng 2, 2007.
    • "The decision that Christians need not practice circumcision is recorded in Acts 15; there was never, however, a prohibition of circumcision, and it is practiced by Coptic Christians." "circumcision", The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition, 2001-05.
  8. ^ “Insert 2” (PDF). Information Package on Male Circumcision and HIV Prevention. WHO. 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  9. ^ Milos, M. F.; Macris, D. (tháng 3 năm 1992). “Circumcision. A medical or a human rights issue?”. Journal of Nurse-Midwifery. 37 (2 Suppl): 87S–96S. doi:10.1016/0091-2182(92)90012-r. ISSN 0091-2182. PMID 1573462.
  10. ^ Schoen, Edgar J (1997). “Benefits of newborn circumcision: is Europe ignoring medical evidence?” ((free registration required)). Archives of Disease in Childhood. 77 (3): 258–260. PMID 9370910. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  11. ^ Newell, Marie-Louise; Bärnighausen, Till (24 tháng 2 năm 2007). “Male circumcision to cut HIV risk in the general population”. Lancet (London, England). 369 (9562): 617–619. doi:10.1016/S0140-6736(07)60288-8. ISSN 1474-547X. PMID 17321292.
  12. ^ Bailey, Robert C.; Moses, Stephen; Parker, Corette B.; Agot, Kawango; Maclean, Ian; Krieger, John N.; Williams, Carolyn F. M.; Campbell, Richard T.; Ndinya-Achola, Jeckoniah O. (24 tháng 2 năm 2007). “Male circumcision for HIV prevention in young men in Kisumu, Kenya: a randomised controlled trial”. Lancet (London, England). 369 (9562): 643–656. doi:10.1016/S0140-6736(07)60312-2. ISSN 1474-547X. PMID 17321310.
  13. ^ Ronald H Gray & Godfrey Kigozi, David Serwadda, Frederick Makumbi, Stephen Watya, Fred Nalugoda, Noah Kiwanuka, Lawrence H Moulton, Mohammad A Chaudhary, Michael Z Chen, Nelson K Sewankambo, Fred Wabwire-Mangen, Melanie C Bacon, Carolyn F M Williams, Pius Opendi, Steven J Reynolds, Oliver Laeyendecker, Thomas C Quinn, Maria J Wawer (ngày 24 tháng 2 năm 2007). “Male circumcision for HIV prevention in men in Rakai, Uganda: a randomised trial” (PDF). The Lancet. 369 (9562): 657–666. doi:10.1016/S0140-6736(07)60313-4. PMID 17321311. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ “New Data on Male Circumcision and HIV Prevention: Policy and Programme Implications” (PDF). World Health Organization. ngày 28 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  15. ^ “WHO”. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  16. ^ http://www.who.int/hiv/topics/malecircumcision/JC1320_MaleCircumcision_Final_UNAIDS.pdf WHO/UNAIDS - Male circumcision: Global trends and determinants of prevalence, safety and acceptability
  17. ^ John R. Holman & Keith A. Stuessi (1999 15 tháng 3). “Adult Circumcision”. American Family Physician. 59 (6): 1514–1518. ISSN 0002-838X PMID 10193593. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  18. ^ Rempelakos A (1 tháng 3 năm 2004). et al. “Carcinoma of the penis: experience from 360 cases”. J BUON. 9 (1): 51–5. The surgical treatment which was performed included: circumcision 32 patients
  19. ^ P.A. Dewan & Tieu H.C., and Chieng B.S. (1996). “Phimosis: Is circumcision necessary?”. Journal of Paediatrics and Child Health. 32 (4): 285–289. PMID 8844530.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  20. ^ Beaugé, Michel (1997 /October). “The causes of adolescent phimosis”. British Journal of Sexual Medicine. 26. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  21. ^ DM Fergusson & JM Lawton and FT Shannon (1988). “Neonatal circumcision and penile problems: an 8-year longitudinal study”. Pediatrics. 81 (4): 537–541. PMID 3353186. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  22. ^ N Fakjian & S Hunter, GW Cole and J Miller (1990). “An argument for circumcision. Prevention of balanitis in the adult”. Arch Dermatol. 126 (8): 1046–7. PMID 2383029.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ LW Herzog & SR Alvarez (1986). “The frequency of foreskin problems in uncircumcised children”. Am J Dis Child. 140 (3): 254–6. PMID 3946358.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  24. ^ Nigel O’Farrel & Maria Quigley and Paul Fox (2005). “Association between the intact foreskin and inferior standards of male genital hygiene behaviour: a cross-sectional study” (Abstract). International Journal of STD & AIDS. 16 (8): 556–588(4). doi:10.1258/0956462054679151. PMID 16105191. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2006.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Editor’s note: I cannot confirm that the article substantiates the claim as I cannot access the full article.